• Toán 12
  • Toán 11
  • Toán 10
  • Đề thi Toán
  • Toán 9
  • Toán 8
  • Toán 7
  • Toán 6
  • Menu
  • Bỏ qua primary navigation
  • Skip to secondary navigation
  • Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar

Học Môn Toán

Học toán trực tuyến, trắc nghiệm môn toán tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông

Header Right

  • Toán 12
  • Toán 11
  • Toán 10
  • Đề thi Toán
  • Toán 9
  • Toán 8
  • Toán 7
  • Toán 6
Bạn đang ở:Trang chủ / Toán lớp 12 / Học Toán 12 Chương 1 Bài 2: Khối đa diện lồi và khối đa diện đều

Học Toán 12 Chương 1 Bài 2: Khối đa diện lồi và khối đa diện đều

01/03/2021 //  by admin




1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Khối đa diện lồi

  • Khối đa diện (H) được gọi là khối đa diện lồi nếu đoạn thẳng nối hai điểm bất kì của (H) luôn thuộc (H). Khi đó đa diện giới hạn (H) được gọi là đa diện lồi.

  • Một khối đa diện là khối đa diện lồi khi và chỉ khi miền trong của nó luôn nằm về một phía đối với mỗi mặt phẳng đi qua một mặt của nó.

1.2. Khối đa diện đều

– Một khối đa diện lồi được gọi là khối đa diện đều loại {p, q} nếu:

  • Mỗi mặt của nó là một đa giác đều p cạnh.
  • Mỗi đỉnh của nó là đỉnh chung của đúng q mặt.

  • Các mặt của khối đa diện đều là những đa giác đều và bằng nhau.
  • Có năm loại khối đa diện đều. Đó là các khối đa diện đều loại {3, 3}, loại {4, 3}, loại {3, 4}, loại {5, 3}, và loại {3, 5}.

– Tùy theo số mặt của chúng, năm loại khối đa diện đều kể trên theo theo thứ tự được gọi là khối đa diện đều, khối lập phương, khối tám mặt đều, khối mười hai mặt đều, khối hai mươi mặt đều.

  • Hai khối đa diện đều có cùng số mặt và có cạnh bằng nhau thì bằng nhau.
  • Hai khối đa diện đều có cùng số mặt thì đồng dạng với nhau.

2. Bài tập minh họa

Câu 1: Tìm ví dụ về khối đa diện lồi và khối đa diện không lồi trong thực tế.

Hướng dẫn giải

Khối đa diện lồi trong thực tế: kim tự tháp Ai Cập, viên kim cương, rubic.

Khối đa diện không lồi trong thực tế: cái bàn.

Câu 2: Đếm số đỉnh, số cạnh của khối bát diện đều.

Hướng dẫn giải

Khối bát diện đều có 6 đỉnh và 12 cạnh.

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Chứng minh rằng tam giác IEF, IFM, IMN, INE, JEF, JFM, JMN và JNE là những tam giác đều cạnh bằng \({a \over 2}\)

Câu 2: Chứng minh rằng AB’CD’ là một tứ diện đều. Tính các cạnh của nó theo a.

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1. Khối 20 mặt đều có bao nhiêu cạnh?

A. 24

B. 28

C. 30

D. 40

Câu 2. Khối 12 mặt đều có bao nhiêu đỉnh?

A. 10

B. 12

C. 18

D. 20

Câu 3. Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào sai?

A. Số mặt của một hình đa diện đều luôn là số chẵn

B. Số đỉnh của một hình đa diện đều luôn là số chẵn

C. Số cạnh của một hình đa diện đều luôn là số chẵn

D. Tồn tại một hình đa diện đều có số cạnh là số lẻ

Câu 4. Hình nào dưới đây không có tâm đối xứng?

A. Tứ diện đều

B. Bát diện đều

C. Hình lập phương

D. Lăng trụ lục giác đều

Câu 5. Khối đa diện đều có 12 mặt thì có bao nhiêu cạnh?

A. 24

B. 12

C. 30

D. 60

4. Kết luận

Qua bài học này, các em cần nắm được những nội dung sau:

  • Khái niệm về khối đa diện lồi và khối đa diện đều.
  • Phân loại được các khối đa diện.




Bài liên quan:

  1. Học Toán 12 Ôn tập Chương 1: Khối đa diện
  2. Học Toán 12 Chương 1 Bài 3: Khái niệm về thể tích của khối đa diện
  3. Học Toán 12 Chương 1 Bài 1: Khái niệm về khối đa diện

Chuyên mục: Toán lớp 12Thẻ: Chương 1 Hình 12

Bài viết trước « Học Toán 12 Chương 1 Bài 1: Khái niệm về khối đa diện
Bài viết sau Học Toán 12 Chương 1 Bài 3: Khái niệm về thể tích của khối đa diện »

Sidebar chính




MỤC LỤC

  • Câu hỏi: Khi xây nhà, chủ nhà cần làm một hồ nước bằng gạch và xi măng có dạng hình hộp đứng đáy là hình chữ nhật
  • Câu hỏi: Từ một miếng tôn hình vuông cạnh a(cm) người ta muốn cắt ra một hình chữ nhật và hai hình tròn
  • Câu hỏi: Theo dự báo với mức tiêu thụ dầu không đổi như hiện nay thì trữ lượng dầu của nước A sẽ hết sau 100 năm nữa
  • Câu hỏi: Một bác thợ xây bơm nước vào bể chứa nước. Gọi h(t) là thể tích nước bơm được sau t giây
  • Câu hỏi: Một người vay ngân hàng 1 tỷ đồng với lãi kép là 12%/năm
  • Câu hỏi: Một người có mảnh đất hình tròn có bán kính 5m, người này tính trồng cây trên mảnh đất đó
  • Câu hỏi: Một phễu đựng kem hình nón bằng giấy bạc có thể tích (12pi )(cm3) và chiều cao là 4cm.
  • Câu hỏi: Một con cá hồi bơi ngược dòng để vượt một khoảng cách là 300km. Vận tốc của dòng nước là 6km/h
  • Câu hỏi: Một công ty sản xuất một loại cốc giấy hình nón có thể tích 27cm3. Vói chiều cao h và bán kính đáy là r
  • Câu hỏi: Một người thợ xây cần xây một bể chứa 108({m^3})  nước, có dạng hình hộp chữ nhật
  • Câu hỏi: Một chiếc xe đang chạy với vận tốc 100Km/h thì đạp phanh dừng lại
  • Câu hỏi: Một một chiếc chén hình trụ có chiều cao bằng đường kính quả bóng bàn
  • Câu hỏi: Khi sản xuất vỏ lon sữa bò hình trụ các nhà thiết kế luôn đặt mục tiêu sao cho chi phí nguyên liệu làm vỏ lon
  • Câu hỏi: Hiện tại mỗi phòng cho thuê với giá 400 ngàn đồng một ngày thì toàn bộ phòng được thuê hết
  • Câu hỏi: Tính đến đầu năm 2011, dân số toàn tỉnh Bình Phước đạt gần 905.300, mức tăng dân số là 1,37% mỗi năm
  • Câu hỏi: Một khu rừng có trữ lượng gỗ là 3.10^6 met khối
  • Câu hỏi: Biết hình nón có thể tích lớn nhất khi diện tích toàn phần của hình nón bằng diện tích miếng tôn ở trên
  • Câu hỏi: Cho hàm số \(y = f\left( x \right)\) có đồ thị như hình bên.
  • Câu hỏi: Cho hàm số \(y = a{x^4} + b{x^2} + c\) có đồ thị như hình bên. Đồ thị bên là đồ thị của hàm số nào sau đây:
  • Nghiệm của phương trình (cos x = frac{1}{2}) là:
  • Giới thiệu
  • Bản quyền
  • Sitemap
  • Liên hệ
  • Bảo mật

Môn Toán 2021 - Học toán và Trắc nghiệm Toán online.