• Toán 12
  • Toán 11
  • Toán 10
  • Đề Toán TN
  • Toán 9
  • Toán 8
  • Toán 7
  • Toán 6
  • Search
  • Menu
  • Bỏ qua primary navigation
  • Skip to secondary navigation
  • Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar

Học Môn Toán

Học toán trực tuyến, trắc nghiệm môn toán tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông

  • Toán 12
  • Toán 11
  • Toán 10
  • Đề Toán TN
  • Toán 9
  • Toán 8
  • Toán 7
  • Toán 6
  • Search
Bạn đang ở:Trang chủ / Học Toán lớp 6 – Kết nối / Toán 6 Kết nối tri thức Bài 25: Phép cộng và phép trừ phân số

Toán 6 Kết nối tri thức Bài 25: Phép cộng và phép trừ phân số

04/02/2022 //  by admin//  Để lại bình luận




Tóm tắt lý thuyết

1.1. Phép cộng hai phân số phân số

Cộng hai phân số cùng mẫu: Muốn cộng hai phân số cùng mẫu số ta cộng các tử và giữ nguyên mẫu số.

\(\dfrac{a}{m} + \dfrac{b}{m} = \dfrac{{a + b}}{m}\)

Ví dụ: \(\dfrac{1}{2} + \dfrac{{ – 5}}{2} = \dfrac{{1 + ( – 5)}}{2} = \dfrac{{ – 4}}{2} =  – 2\)

Cộng hai phân số khác mẫu số: Muốn cộng hai phân số không cùng mẫu, ta viết chúng dưới dạng hai phân số cùng mẫu rồi cộng các tử với nhau và giữ nguyên mẫu chung.

\(\dfrac{a}{m} + \dfrac{b}{n} = \dfrac{{an}}{{m.n}} + \dfrac{{bm}}{{m.n}} = \dfrac{{a.n + b.m}}{{m.n}}\)

Ví dụ: \(\dfrac{{ – 3}}{2} + \dfrac{5}{3} = \dfrac{{ – 9}}{6} + \dfrac{{10}}{6} = \dfrac{{ – 9 + 10}}{6} = \dfrac{1}{6}\)

1.2. Tính chất của phép cộng phân số

Tương tự phép cộng số nguyên, phép cộng phân số có các tính chất cơ bản sau:

a) Tính chất giao hoán:

\(\dfrac{a}{b} + \dfrac{c}{d} = \dfrac{c}{d} + \dfrac{a}{b}\)

b) Tính chất kết hợp:

\(\left( {\dfrac{a}{b} + \dfrac{c}{d}} \right) + \dfrac{p}{q} = \dfrac{a}{b} + \left( {\dfrac{c}{d} + \dfrac{p}{q}} \right)\)

Ví dụ: 

\(\dfrac{3}{7} + \dfrac{{16}}{9} + \dfrac{{ – 3}}{7}\)

\(= \dfrac{3}{7} + \dfrac{{ – 3}}{7} + \dfrac{{16}}{9}\)    (tính chất giao hoán)

\(= \left( {\dfrac{3}{7} + \dfrac{{ – 3}}{7}} \right) + \dfrac{{16}}{9}\)     (tính chất kết hợp)

\(= 0 + \dfrac{{16}}{9}\)   

\(= \dfrac{{16}}{9}\)

1.3. Phép trừ hai phân số

– Muốn trừ hai phân số cùng mẫu ta lấy tử số của phân số thứu nhất trừ đi tử số của phân số thứu 2 và giữa nguyên mẫu.

\(\dfrac{a}{m} – \dfrac{b}{m} = \dfrac{{a – b}}{m}\)

– Muốn trừ hai phân số không cùng mẫu, ta quy đồng mẫu hai phân số, rồi trừ hai phân số đó

Bài tập minh họa

Câu 1: Cộng các phân số sau:

a) \(\displaystyle \,\,{3 \over 8} + {5 \over 8}\,\,\,\,\)

b) \(\displaystyle\,\,{1 \over 7} + {{ – 4} \over 7}\,\,\,\,\)

c) \(\displaystyle\,\,{6 \over {18}} + {{ – 14} \over {21}}\)

Hướng dẫn giải

a) \(\eqalign{{3 \over 8} + {5 \over 8} = {{3 + 5} \over 8} = {8 \over 8} = 1  \cr}\)

b) \(\eqalign{{1 \over 7} + {{ – 4} \over 7} = {{1 + ( – 4)} \over 7}\, = {{ – 3} \over 7}\cr}\)

c) \(\displaystyle {6 \over {18}} + {{ – 14} \over {21}} = {{6:6} \over {18:6}} + {{ – 14:7} \over {21:7}}\)

\(\displaystyle  = {1 \over 3} + {{ – 2} \over 3} = {{1 + ( – 2)} \over 3} = {{ – 1} \over 3} \)

Câu 2: Tính nhanh:

\(\eqalign{& B = {{ – 2} \over {17}} + {{15} \over {23}} + {{ – 15} \over {17}} + {4 \over {19}} + {8 \over {23}}\cr}\)

Hướng dẫn giải

\(\eqalign{& B = {{ – 2} \over {17}} + {{15} \over {23}} + {{ – 15} \over {17}} + {4 \over {19}} + {8 \over {23}}  \cr &  = \left( {{{ – 2} \over {17}} + {{ – 15} \over {17}}} \right) + \left( {{{15} \over {23}} + {8 \over {23}}} \right) + {4 \over {19}}  \cr &  = \left( {{{ – 2 + ( – 15)} \over {17}}} \right) + \left( {{{15 + 8} \over {23}}} \right) + {4 \over {19}}  \cr &  = \left( {{{ – 17} \over 17}} \right) +  {{{23} \over {23}}} + {4 \over 19}  \cr &  = \left( { – 1} \right) + 1 + {4 \over 19} = 0 + {4 \over {19}} = {4 \over {19}}\cr}\)

Câu 3: Tính 

\(\dfrac{3}{5} – \dfrac{{ – 1}}{2}\); 

\(\dfrac{{ – 5}}{7} – \dfrac{1}{3}\); 

\(\dfrac{{ – 2}}{5} – \dfrac{{ – 3}}{4}\); \( – 5 – \dfrac{1}{6}\) 

Hướng dẫn giải

Ta có 

\(\dfrac{3}{5} – \dfrac{{ – 1}}{2} = \dfrac{3}{5} + \dfrac{1}{2} \)

\(= \dfrac{6}{{10}} + \dfrac{5}{{10}} = \dfrac{{11}}{{10}}\)

\(\dfrac{{ – 5}}{7} – \dfrac{1}{3} = \dfrac{{ – 5}}{7} + \left( {\dfrac{{ – 1}}{3}} \right) \)

\(= \dfrac{{ – 15}}{{21}} + \dfrac{{ – 7}}{{21}} \)

\(= \dfrac{{ – 15 + \left( { – 7} \right)}}{{21}} = \dfrac{{ – 22}}{{21}}\)

\(\dfrac{{ – 2}}{5} – \dfrac{{ – 3}}{4} = \dfrac{{ – 2}}{5} + \dfrac{3}{4} \)

\(= \dfrac{{ – 8}}{{20}} + \dfrac{{15}}{{20}} = \dfrac{{ – 8 + 15}}{{20}} = \dfrac{7}{{20}}\)

\( – 5 – \dfrac{1}{6} =  – 5 + \left( {\dfrac{{ – 1}}{6}} \right) = \dfrac{{ – 30}}{6} + \dfrac{{ – 1}}{6} \)

\(= \dfrac{{ – 30 + \left( { – 1} \right)}}{6} = \dfrac{{ – 31}}{6}\) 

Chương 6: Phân số

Luyện tập
Qua nội dung bài học trên, giúp các em học sinh:

– Hệ thống lại kiến thức đã học một cách dễ dàng hơn

– Nhận biết và vận dụng vào làm bài tập

– Có thể tự đọc các kiến thức và tự làm các ví dụ minh họa để nâng cao các kỹ năng giải Toán lớp 6 của mình thêm hiệu quả.




Bài liên quan:

  1. Toán 6 Kết nối tri thức Bài tập cuối chương 6
  2. Toán 6 Kết nối tri thức Bài 27: Hai bài toán về phân số
  3. Toán 6 Kết nối tri thức Luyện tập chung trang 13
  4. Toán 6 Kết nối tri thức Bài 24: So sánh phân số. Hỗn số dương
  5. Toán 6 Kết nối tri thức Bài 23: Mở rộng phân số. Phân số bằng nhau

Chuyên mục: Học Toán lớp 6 – Kết nốiThẻ: Chương 6: Phân số

Bài viết trước « Toán 6 Kết nối tri thức Luyện tập chung trang 13
Bài viết sau Toán 6 Kết nối tri thức Bài 26: Phép nhân và phép chia phân số »

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính




MỤC LỤC

  • Toán 6 Kết nối tri thức Bài tập cuối chương 9
  • Toán 6 Kết nối tri thức Luyện tập chung trang 97
  • Toán 6 Kết nối tri thức Bài 43: Xác suất thực nghiệm
  • Toán 6 Kết nối tri thức Bài 42: Kết quả có thể và sự kiện trong trò chơi
  • Toán 6 Kết nối tri thức Luyện tập chung trang 87
  • Toán 6 Kết nối tri thức Bài 41: Biểu đồ cột kép
  • Toán 6 Kết nối tri thức Bài 40: Biểu đồ cột
  • Toán 6 Kết nối tri thức Bài 39: Bảng thống kê và biểu đồ tranh
  • Toán 6 Kết nối tri thức Bài 38: Dữ liệu và thu nhập dữ liệu
  • Toán 6 Kết nối tri thức Bài tập cuối chương 8
  • Toán 6 Kết nối tri thức Luyện tập chung trang 65
  • Toán 6 Kết nối tri thức Bài 37: Số đo góc
  • Toán 6 Kết nối tri thức Bài 36: Góc
  • Toán 6 Kết nối tri thức Luyện tập chung trang 57
  • Toán 6 Kết nối tri thức Bài 35: Trung điểm của đoạn thẳng
  • Toán 6 Kết nối tri thức Bài 34: Đoạn thẳng. Độ dài đoạn thẳng
  • Toán 6 Kết nối tri thức Bài 33: Điểm nằm giữa hai điểm. Tia
  • Toán 6 Kết nối tri thức Bài 32: Điểm và đường thẳng
  • Toán 6 Kết nối tri thức Bài tập cuối chương 7
  • Toán 6 Kết nối tri thức Luyện tập chung trang 43
  • Giới thiệu
  • Bản quyền
  • Sitemap
  • Liên hệ
  • Bảo mật

Môn Toán 2022 - Học toán và Trắc nghiệm Toán online.
Hocz - Học Trắc nghiệm - Sách toán - Lop 12 - Hoc giai.