Tóm tắt lý thuyết
1.1. Bội chung và bội chung nhỏ nhất
a) Định nghĩa
Bội chung của hai hay nhiều số là bội của tất cả các số đó.
Bội chung nhỏ nhất (BCNN) của hai hay nhiều số là số lớn nhất khác 0 trong tập hợp các bội chung của các số đó.
Kí hiệu:
+) \(BC\left( {a;b} \right)\) là tập hợp các bội chung của \(a\) và \(b\).
+) \(BCNN\left( {a,b} \right)\) là bội chung nhỏ nhất của \(a\) và \(b\).
Ví dụ:
Đặt \(B\left( k \right)\)là bội của số \(k\)
\(B\left( 3 \right) = \left\{ {0;3;6;9;12;…} \right\}\); \(B\left( 2 \right) = \left\{ {0;2;4;6;8;10;12;…} \right\}\)
Nên \(BC\left( {2;3} \right) = \left\{ {0;6;12;…} \right\}\)
Số lớn nhất khác 0 trong các bội chung trên là 6 nên \(BCNN\left( {2,3} \right) = 6\).
Nhận xét:
+) \(x \in BC\left( {a;b} \right)\) nếu \(x \vdots a\) và \(x \vdots b\)
+) \(x \in BC\left( {a;b;c} \right)\) nếu \(x \vdots a\); \(x \vdots b\) và \(x \vdots c\)
Chú ý:
Ta chỉ xét bội chung của các số khác 0.
b) Cách tìm bội chung nhỏ nhất trong các trường hợp đặc biệt
Nếu số lớn nhất là bội của các số còn lại thì BCNN của các số đã cho là số lớn nhất đó.
Nếu \(a \vdots b\) thì \(BCNN\left( {a,b} \right) = a\)
Với mọi số tự nhiên a và b ta có:
\(BCNN\left( {a,1} \right) = a;\)\(BCNN\left( {a,b,1} \right) = BCNN\left( {a,b} \right)\)
Ví dụ:
Bội chung nhỏ nhất của 12 và 36 là 12 vì \(36 \vdots 12\).
1.2. Cách tìm bội chung nhỏ nhất
a) Tìm BCNN bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố
Muốn tìm BCNN của hai hay nhiều số lớn hơn 1, ta thực hiện theo ba bước sau :
Bước 1 : Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố.
Bước 2 : Chọn ra các thừa số nguyên tố chung và riêng.
Bước 3 : Lập tích các thừa số đã chọn, mỗi thừa số lấy với số mũ lớn nhất của nó. Tích đó là BCNN phải tìm.
Ví dụ: Tìm BCNN của \(15\) và \(20.\)
Ta có \(15 = 3.5;20 = {2^2}.5\)
Nên \(BCNN\left( {15;20} \right) = {2^2}.3.5 = 60.\)
b) Cách tìm bội chung thông qua bội chung nhỏ nhất
Để tìm bội chung của các số đã cho, ta có thể tìm các bội của BCNN của các số đó.
Ví dụ: \(BCNN\left( {15;20} \right) = 60\) nên \(BC\left( {15;20} \right) = B\left( {60} \right) = \left\{ {0;60;120;…} \right\}\)
1.3. Quy đồng mẫu các phân số
Tìm mẫu chung của hai phân số:
Cách 1: Chọn mẫu chung cho hai phân số là bội chung nhỏ nhất của hai mẫu số đó.
Cách 2: Chọn bội chung bất kì khác 0 của 2 mẫu số đó.
Ví dụ:Quy đồng mẫu số hai phân số \(\frac{7}{{30}}\) và \(\frac{5}{{42}}\)
\(\begin{array}{l}30 = 2.3.5\\42 = 2.3.7\end{array}\)
\[ \Rightarrow BCNN\left( {30,42} \right) = 2.3.5.7 = 210\]
+) Cách 1: Chọn mẫu chung là 210. Ta được:
\(\begin{array}{l}\frac{7}{{30}} = \frac{{7.7}}{{210}} = \frac{{49}}{{210}}\\\frac{5}{{42}} = \frac{{5.5}}{{42.5}} = \frac{{25}}{{210}}\end{array}\)
+) Cách 2: Chọn mẫu chung là một bội chung bất kì khác 0 của 30 và 42. Chẳng hạn 420, ta được:
\(\begin{array}{l}\frac{7}{{30}} = \frac{{7.14}}{{30.14}} = \frac{{98}}{{420}}\\\frac{5}{{42}} = \frac{{5.10}}{{42.10}} = \frac{{50}}{{420}}\end{array}\)
Bài tập minh họa
Câu 1: Tìm các tập hợp B(6), B(9).
Hướng dẫn giải
B(6) = {0; 6; 12; 18; 24; 30; 36; 42, 48; 54, …}
B(9) = {0; 9; 18; 27; 36; 45; 54; 63, …}
Câu 2: Tìm BCNN(36,9).
Hướng dẫn giải
Do 36 chia hết cho 9 nên
=> BCNN(36,9) = 36
Câu 3: Có hai chiếc máy A và B. Lịch bảo dưỡng định kì đối với máy A là 6 tháng và đối với máy B là 9 tháng Hai máy vừa cùng được bảo dưỡng vào tháng 5. Hỏi sau bao lâu thì hai máy lại được bảo dưỡng trong cùng một tháng?
Hướng dẫn giải
Số tháng cần tìm là BCNN(6; 9)
B(6) = {0; 6; 12; 18; 24; 30; 36; 42, 48; 54, …}
B(9) = {0; 9; 18; 27; 36; 45; 54; 63, …}
Nên BC(6; 9) = {0; 18; 36; 54, …}
Do đó BCNN(6; 9) = 18
Vậy sau ít nhất 18 tháng nữa thì hai máy được bảo dưỡng cùng một tháng.
Chương 2: Tính chia hết trong tập hợp các số tự nhiên
Luyện tập
Qua nội dung bài học trên, giúp các em học sinh:
– Hệ thống lại kiến thức đã học một cách dễ dàng hơn
– Nhận biết và vận dụng vào làm bài tập
– Có thể tự đọc các kiến thức và tự làm các ví dụ minh họa để nâng cao các kỹ năng giải Toán lớp 6 của mình thêm hiệu quả.
Trả lời