Tóm tắt lý thuyết
1.1. Góc
Góc là hình tạo bởi hai tia chung gốc. Gốc chung gọi là đỉnh của góc, hai tia gọi là hai cạnh của góc.
Chú ý: Trên hình vẽ, trong trường hợp nhiều góc có chung một đỉnh, người ta thường khoanh một cung giữa hai cạnh của góc và đánh số: 1, 2, 3… hoặc mỗi góc có khoanh những cung khác nhau để chỉ các góc khác nhau đó như hình sau.
1.2. Cách vẽ góc
Để vẽ \(\widehat {xOy}\), ta vẽ điểm O trên giấy hoặc bảng, từ điểm O vẽ hai tia Ox và Oy. Ta được \(\widehat {xOy}\)
1.3. Góc bẹt
Xoay hai cạnh của chiệc compa để hai cạnh đó nằm trên một đường thẳng.
Ta có hình ảnh của góc bẹt (hình 4)
1.4. Điểm trong của góc
Cho góc xOy khác góc bẹt. Điểm M được gọi là điểm trong của góc xOy không biết nếu tia OM cắt một đoạn thẳng nối hai điểm trên hai cạnh tại một điểm nằm giữa hai điểm đó.
Bài tập minh họa
Câu 1: Hãy đọc và viết các góc đỉnh A, B, C trong tam giác ABC ở hình sau.
Hướng dẫn giải
Góc đỉnh A: \(\widehat{BAC}, \widehat{CAB}\)
Góc đỉnh B: \(\widehat{ABC}, \widehat{CBA}\)
Góc đỉnh C: \(\widehat{ACB}, \widehat{BCA}\)
Câu 2: Cho hai đường thẳng x’x và y’y cắt nhau tại một điểm O. Biết \(\widehat {xOy} = {45^0}\).
a) Tính các góc \(\widehat {x’Oy};\,\,\,\widehat {x’Oy’};\,\,\widehat {xOy’}\).
b) Có nhận xét về độ lớn của các góc nói trên.
Hưỡng dẫn giải
a) Sử dụng quan hệ giữa các góc kề, bù.
\(\widehat {x’Oy} = {135^0};\,\,\,\widehat {x’Oy’} = {45^0};\,\,\widehat {xOy’} = {135^0}\)
b) Ta có \(\widehat {xOy} = \,\,\widehat {x’Oy’};\,\,\widehat {x’Oy}\, = \widehat {xOy’}\)
Hai đường thẳng cắt nhau tạo thành bốn góc, hợp thành 2 cặp góc bằng nhau.
Chương 8: Hình học phẳng: Các hình hình học cơ bản
Luyện tập
Qua nội dung bài học trên, giúp các em học sinh:
– Hệ thống lại kiến thức đã học một cách dễ dàng hơn
– Nhận biết và vận dụng vào làm bài tập
– Có thể tự đọc các kiến thức và tự làm các ví dụ minh họa để nâng cao các kỹ năng giải Toán lớp 6 của mình thêm hiệu quả.
Trả lời