Tóm tắt lý thuyết
1.1. Điểm
Dấu chấm nhỏ trên trang giấy là hình ảnh của điểm. Người ta dùng các chữ in hoa A, B, C…để đặt tên cho điểm.
Ví dụ:
Trên hình 1, ta có hình ảnh của ba điểm phân biệt A, B, C.
Chú ý:
– Khi nói tới hai điểm mà không giải thích gì thêm, ta coi đó là hai điểm phân biệt.
– Từ những điểm, ta xây dựng được các hình. Mỗi hình là một tập hợp các điểm. Một điểm cũng được coi là một hình.
1.2. Đường thẳng
Với bút và thước thẳng ta vẽ được vạch thẳng . Ta dùng vạch thẳng để biểu diễn một đường thẳng.
Người ta dùng các chữ cái thường a, b, …,m,p..để đặt tên cho các đường thẳng.
Ví dụ: Ta có đường thẳng a là
1.3. Vẽ đường thẳng
Có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt cho trước.
1.4. Điểm thuộc đường thẳng. Điểm không thuộc đường thẳng
Nhìn hình ta nói:
– Điểm A thuộc đường thẳng d và kí hiệu là \(A \in d\)
. Ta còn nói: điểm A nằm trên đường thẳng d, hoặc đường thẳng d đi qua điểm A, hoặc đường thẳng d chứa điểm A.
– Điểm B không thuộc đường thẳng d và kí hiệu là \(B \notin d\). Ta còn nói: điểm B nằm ngoài đường thẳng d, hoặc đường thẳng d không đi qua điểm B, hoặc đường thẳng d không chứa điểm B.
Chú ý: Nếu trên đường thẳng a có hai điểm A và B, ta cũng có thể gọi tên đường thẳng đó là đường thẳng AB hay BA
Bài tập minh họa
Câu 1: Hãy kể tên các đường thẳng có trong hình sau
Hướng dẫn giải
Các đường thẳng có trong là đường thẳng a, b, c
Câu 2: Từ các điểm M, N, P, Q phân biệt như hình sau, có thể tạo thành bao nhiêu dường thẳng? Em hãy vẽ các điểm M, N, P, Q vào vở rồi dùng thước và bút để vẽ các đường thảng đó.
Hướng dẫn giải
Chương 8: Hình học phẳng: Các hình hình học cơ bản
Luyện tập
Qua nội dung bài học trên, giúp các em học sinh:
– Hệ thống lại kiến thức đã học một cách dễ dàng hơn
– Nhận biết và vận dụng vào làm bài tập
– Có thể tự đọc các kiến thức và tự làm các ví dụ minh họa để nâng cao các kỹ năng giải Toán lớp 6 của mình thêm hiệu quả.
Trả lời