• Toán 12
  • Toán 11
  • Toán 10
  • Đề Toán TN
  • Toán 9
  • Toán 8
  • Toán 7
  • Toán 6
  • Search
  • Menu
  • Bỏ qua primary navigation
  • Skip to secondary navigation
  • Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar

Học Môn Toán

Học toán trực tuyến, trắc nghiệm môn toán tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông

  • Toán 12
  • Toán 11
  • Toán 10
  • Đề Toán TN
  • Toán 9
  • Toán 8
  • Toán 7
  • Toán 6
  • Search
Bạn đang ở:Trang chủ / Học Toán lớp 6 – Cánh diều / Toán 6 Cánh diều Bài tập cuối chương 3

Toán 6 Cánh diều Bài tập cuối chương 3

05/02/2022 //  by admin//  Để lại bình luận




Tóm tắt lý thuyết

1.1. Một số yếu tố cơ bản của hình vuông, tam giác đều, lục giác đều

a) Một số yếu tố cơ bản của hình vuông

– Bốn cạnh bằng nhau.

– Bốn góc bằng nhau và bằng \({90^0}\).

– Hai đường chéo bằng nhau.

b) Các yếu tố cơ bản của tam giác đều

– Ba cạnh bằng nhau.

– Ba góc bằng nhau và bằng \({60^0}\)

c) Một số yếu tố cơ bản của hình lục giác đều

– Sáu cạnh bằng nhau.

– Sáu góc bằng nhau và bằng \({90^0}\).

– Ba đường chéo chính bằng nhau.

1.2. Một số yếu tố cơ bản của hình chữ nhật, hình thoi

a) Một số yếu tố cơ bản của hình chữ nhật

– Bốn góc bằng nhau và bằng \({90^0}\)

– Các cạnh đối bằng nhau.

– Hai đường chéo bằng nhau.

Chu vi và diện tích hình chữ nhật

Hình chữ nhật có độ dài 2 cạnh là a,b thì

Chu vi là: C=2(a+b)

Diện tích là: S=a.b

b) Một số yếu tố cơ bản của hình thoi

– Bốn cạnh bằng nhau

– Hai đường chéo vuông góc với nhau.

– Các cạnh đối song song với nhau

– Các góc đối bằng nhau

Chu vi và diện tích của hình thoi

Hình thoi có độ dài cạnh là a, 2 đường chéo là m,n thì

Chu vi là: C=4.a

Diện  tích là: S=\(\frac{1}{2}. m.n\)

1.3. Một số yếu tố cơ bản của hình hình hành, hình thang cân

a) Một số yếu tố cơ bản của hình hình hành

– Các cạnh đối bằng nhau

– Các góc đối bằng nhau

– Các cạnh  đối song song với nhau.

Chu vi và diện tích của hình bình hành

Với hình bình hành co độ dài 2 cạnh là a, b, độ dài đường cao tương ứng với cạnh a là h

Chu vi là: C=2(a+b)

Diện tích là S=a.h

b) Một số yếu tố cơ bản của hình thang cân

– Hai cạnh bên bằng nhau.

– Hai đường chéo bằng nhau

– Hai đáy song song với nhau

– Hai góc kề một đáy bằng nhau.

– Chu vi hình thang bằng tổng độ dài các cạnh của nó

– Diện tích hình thang bằng tổng độ dài 2 đáy nhân với chiều cao rồi chia 2

1.4. Hình có trục đối xứng, tâm đối xứng

– Có một đường thẳng d chia hình thành hai phần mà khi ta “gấp” hình theo đường thẳng d thì hai phần đó “chồng khít” lên nhau. Những hình như thế là hình có trục đối xứng và đường thẳng d là trục đối xứng của nó.

– Những hình có một điểm O sao cho khi quay nửa vòng quanh điểm O ta được vị trí mới của hình chồng khít với vị trí ban đầu (trước khi quay) thì được gọi là hình có tâm đối xứng và điểm O được gọi là tâm đối xứng của hình.

Bài tập minh họa

Câu 1: Hình bình hành ABCD có chu vi 20cm, biết độ dài cạnh AB là 4cm. Hãy tìm độ dài cạnh BC của hình bình hành đó.

Hướng dẫn giải

Tổng Độ dài hai cạnh AB và BC là:

20 : 2 = 10 (cm)

Độ dài cạnh BC là:

10 – 4 = 6 (cm)

Đáp số: 6cm

Câu 2: Cho hình thang cân PQRS có độ dài đáy PQ= 10 cm, đáy RS ngắn hơn đáy PQ là 6 cm, độ dài cạnh bên PS bằng một nửa độ dài đáy PQ. Tính chu vi của hình thang cân PQRS.

Hướng dẫn giải

Đáy RS là 10-6=4 (cm)

Độ dài 1 cạnh bên là: 10:2=5 (cm)

Chu vi của hình thang cân PQRS là:

10 + 4 + 5 x 2 = 24 (cm)

Đáp số: 24 cm

Chương 3: Hình học trực quan

Luyện tập
Qua nội dung bài học trên, giúp các em học sinh:

– Hệ thống lại kiến thức đã học một cách dễ dàng hơn

– Nhận biết và vận dụng vào làm bài tập

– Có thể tự đọc các kiến thức và tự làm các ví dụ minh họa để nâng cao các kỹ năng giải Toán lớp 6 của mình thêm hiệu quả.




Bài liên quan:

  1. Toán 6 Cánh diều Bài 7: Đối xứng trong thực tiễn
  2. Toán 6 Cánh diều Bài 6: Hình có tâm đối xứng
  3. Toán 6 Cánh diều Bài 5: Hình có trục đối xứng
  4. Toán 6 Cánh diều Bài 4: Hình thang cân
  5. Toán 6 Cánh diều Bài 3: Hình bình hành
  6. Toán 6 Cánh diều Bài 2: Hình chữ nhật. Hình thoi
  7. Toán 6 Cánh diều Bài 1: Tam giác đều. Hình vuông. Lục giác đều

Chuyên mục: Học Toán lớp 6 – Cánh diềuThẻ: Chương 3: Hình học trực quan

Bài viết trước « Toán 6 Cánh diều Bài 7: Đối xứng trong thực tiễn
Bài viết sau Toán 6 Cánh diều Bài 1: Thu thập, tổ chức, biểu diễn, phân tích và xử lí dữ liệu »

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính




MỤC LỤC

  • Toán 6 Cánh diều Bài tập cuối chương 6
  • Toán 6 Cánh diều Bài 5: Góc
  • Toán 6 Cánh diều Bài 4: Tia
  • Toán 6 Cánh diều Bài 3: Đoạn thẳng
  • Toán 6 Cánh diều Bài 2: Hai đường thẳng cắt nhau. Hai đường thẳng song song
  • Toán 6 Cánh diều Bài 1: Điểm. Đường thẳng
  • Toán 6 Cánh diều Bài tập cuối chương 5
  • Toán 6 Cánh diều Bài 10: Hai bài toán về phân số
  • Toán 6 Cánh diều Bài 9: Tỉ số. Tỉ số phần trăm
  • Toán 6 Cánh diều Bài 8: Ước lượng và làm tròn số
  • Toán 6 Cánh diều Bài 7: Phép nhân, phép chia số thập phân
  • Toán 6 Cánh diều Bài 6: Phép cộng, phép trừ số thập phân
  • Toán 6 Cánh diều Bài 5: Số thập phân
  • Toán 6 Cánh diều Bài 4: Phép nhân, phép chia phân số
  • Toán 6 Cánh diều Bài 3: Phép cộng, phép trừ phân số
  • Toán 6 Cánh diều Bài 2: So sánh các phân số. Hỗn số dương
  • Toán 6 Cánh diều Bài 1: Phân số với tử và mẫu là số nguyên
  • Toán 6 Cánh diều Bài tập cuối chương 4
  • Toán 6 Cánh diều Bài 4: Xác suất thực nghiệm trong một số trò chơi và thí nghiệm đơn giản
  • Toán 6 Cánh diều Bài 3: Mô hình xác suất trong một số trò chơi và thí nghiệm đơn giản
  • Giới thiệu
  • Bản quyền
  • Sitemap
  • Liên hệ
  • Bảo mật

Môn Toán 2022 - Học toán và Trắc nghiệm Toán online.
Hocz - Học Trắc nghiệm - Sách toán - Lop 12 - Hoc giai.