1. Giải bài 1 trang 22 VBT Toán 3 tập 2
a) Viết chữ thích hợp vào chỗ chấm:
Đây là hình tròn tâm O.
– Các bán kính có trong hình tròn là: ……..
– Các đường kính có trong hình tròn là: ………
b) Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống:
Đây là hình tròn tâm I.
– Các bán kính có trong hình tròn là: IM và IN.
– Đường kính có trong hình tròn là: MN.
– Các bán kính có trong hình tròn là: OQ và OP.
– Đường kính có trong hình tròn là: PQ.
Phương pháp giải:
– Bán kính: Đoạn thẳng nối tâm với một điểm nằm trên đường tròn.
– Đường kính: Đoạn thẳng đi qua tâm và nối hai điểm nằm trên đường tròn.
Hướng dẫn giải:
a)
– Các bán kính có trong hình tròn là: OA, OB, OC, OD.
– Các đường kính có trong hình tròn là: AB, DC.
b)
– Các bán kính có trong hình tròn là: IM và IN.
– Đường kính có trong hình tròn là: MN.
(Sai vì MN không đi qua tâm I)
– Các bán kính có trong hình tròn là: OQ và OP.
– Đường kính có trong hình tròn là: PQ.
(Sai vì PQ không đi qua tâm I)
2. Giải bài 2 trang 23 VBT Toán 3 tập 2
Vẽ hình tròn:
a) Tâm O, bán kính 3cm.
b) Tâm tùy ý, bán kính 2cm.
Phương pháp giải:
– Chấm một điểm để làm tâm của hình tròn.
– Dùng compa, mở một khoảng bằng bán kính đã cho, đặt một chân cố định trùng với tâm, quay chân còn lại để tạo thành hình tròn.
Hướng dẫn giải:
a) Tâm O, bán kính 3cm.
b) Tâm tùy ý, bán kính 2cm.
3. Giải bài 3 trang 23 VBT Toán 3 tập 2
a) Vẽ đường kính AB, đường kính MN trong hình tròn dưới đây:
b) Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống:
– Độ dài đoạn thẳng OA lớn hơn độ dài đoạn thẳng OM.
– OM = ON
– ON = \(\dfrac12\)MN
– Độ dài đường kính gấp 2 lần độ dài bán kính
– AB = MN
Phương pháp giải:
– Bán kính: Đoạn thẳng nối tâm với một điểm nằm trên đường tròn.
– Đường kính: Đoạn thẳng đi qua tâm và nối hai điểm nằm trên đường tròn.
– Các bán kính trong một hình tròn có độ dài bằng nhau.
– Các đường kính trong một hình tròn có độ dài bằng nhau và gấp đôi bán kính của đường tròn đó.
Hướng dẫn giải:
a) Vẽ đường kính AB, đường kính MN trong hình tròn dưới đây:
b)
– Độ dài đoạn thẳng OA lớn hơn độ dài đoạn thẳng OM.
(sai vì OA và OM đều là bán kính nên độ dài bằng nhau)
– OM = ON
– ON = \(\dfrac12\)MN
– Độ dài đường kính gấp 2 lần độ dài bán kính
– AB = MN