• Toán 12
  • Toán 11
  • Toán 10
  • Đề thi Toán
  • Toán 9
  • Toán 8
  • Toán 7
  • Toán 6
  • Menu
  • Bỏ qua primary navigation
  • Skip to secondary navigation
  • Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar

Học Môn Toán

Học toán trực tuyến, trắc nghiệm môn toán tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông

Header Right

  • Toán 12
  • Toán 11
  • Toán 10
  • Đề thi Toán
  • Toán 9
  • Toán 8
  • Toán 7
  • Toán 6
Bạn đang ở:Trang chủ / Giải SGK Toán 8 / Giải bài tập SGK Toán 8 Bài 3: Tính chất đường phân giác của tam giác

Giải bài tập SGK Toán 8 Bài 3: Tính chất đường phân giác của tam giác

17/02/2021 //  by admin




1. Giải bài 15 trang 67 SGK Toán 8 tập 2

Tính \(x\) trong hình 24 và làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ nhất.

Phương pháp giải

Hình ABC

\(AD\) là tia phân giác góc \(A\) của \(∆ABC\)

\(\dfrac{BD}{AB} = \dfrac{DC}{AC}\)

Suy ra tính được DC = x

Hình PMN

\(PQ\) là đường phân giác góc \(P\) của \(∆PMN\) (gt) nên  \(\dfrac{MQ}{MP}= \dfrac{NQ}{NP}\)

Hay  \(\dfrac{MQ}{6,2} = \dfrac{x}{8,7}\)

Từ đó suy ra được x

Hướng dẫn giải

Hình ABC

\(AD\) là tia phân giác góc \(A\) của \(∆ABC\) (gt) nên áp dụng tính chất của đường phân giác trong tam giác ta có:

 \(\dfrac{BD}{AB} = \dfrac{DC}{AC}\)

\(\Rightarrow DC = \dfrac{BD.AC}{AB}= \dfrac{3,5.7,2}{4,5}\)

\(\Rightarrow x = 5,6\)

Hình PMN

\(PQ\) là đường phân giác góc \(P\) của \(∆PMN\) (gt) nên 

\(\dfrac{MQ}{MP}= \dfrac{NQ}{NP}\) (tính chất đường phân giác của tam giác)

Hay  \(\dfrac{MQ}{6,2} = \dfrac{x}{8,7}\)

Có: \(MN=MQ+x=12,5\)

Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có:

\(\Rightarrow \dfrac{x}{8,7} = \dfrac{MQ}{6,2} = \dfrac{x + MQ}{8,7+ 6,2}= \dfrac{12,5}{14,9}\)

\( \Rightarrow x = \dfrac{{12,5.8,7}}{{14,9}} \approx 7,3\)

2. Giải bài 16 trang 67 SGK Toán 8 tập 2

Tam giác \(ABC\) có độ dài các cạnh \(AB= m, AC= n\) và \(AD\) là đường phân giác. Chứng minh rẳng tỉ số diện tích tam giác \(ABD\) và diện tích tam giác \(ACD\) bằng \(\dfrac{m}{n}\).

Phương pháp giải

Kẻ \(AH ⊥ BC\) 

Chứng tỏ: \(\dfrac{S_{ABD}}{S_{ACD}} = \dfrac{BD}{DC}\)

Mặt khác: \(AD\) là đường phân giác của \(∆ABC\) (gt)

\( \Rightarrow \dfrac{BD}{DC}= \dfrac{AB}{AC} = \dfrac{m}{n}\)

Vậy \(\dfrac{S_{ABD}}{S_{ACD}} = \dfrac{m}{n}\)

Hướng dẫn giải

Kẻ \(AH ⊥ BC\) 

Ta có: 

\({S_{ABD}} = \dfrac{1}{2}AH.BD\)

\({S_{ACD}} = \dfrac{1}{2}AH.DC\)

\( \Rightarrow \dfrac{S_{ABD}}{S_{ACD}} = \dfrac{\dfrac{1}{2}AH.BD}{\dfrac{1}{2}AH.DC} = \dfrac{BD}{DC}\)

Mặt khác: \(AD\) là đường phân giác của \(∆ABC\) (gt)

\( \Rightarrow \dfrac{BD}{DC}= \dfrac{AB}{AC} = \dfrac{m}{n}\) (tính chất đường phân giác của tam giác)

Vậy \(\dfrac{S_{ABD}}{S_{ACD}} = \dfrac{m}{n}\) (điều phải chứng minh).

3. Giải bài 17 trang 68 SGK Toán 8 tập 2

Cho tam giác \(ABC\) với đường trung tuyến \(AM\). Tia phân giác của góc \(AMB\) cắt cạnh \(AB\) ở \(D\), tia phân giác của góc \(AMC\) cắt cạnh \(AC\) ở \(E\). Chứng minh rằng \(DE // BC\) (h25)

Phương pháp giải

Ta có \(MD\) là đường phân giác góc \(M\) của tam giác \(ABM\) (giả thiết)

\(\Rightarrow \dfrac{AD}{BD} = \dfrac{AM}{BM}\) (1)

Tương tự ta có: \(\dfrac{AE}{CE}= \dfrac{AM}{MC}\) (2); \(\dfrac{AM}{BM} = \dfrac{AM}{MC}\) (3)

Từ (1), (2), (3) \(\Rightarrow \dfrac{AD}{BD}= \dfrac{AE}{CE}\) 

Vậy \(DE // BC\) 

Hướng dẫn giải

Ta có \(MD\) là đường phân giác góc \(M\) của tam giác \(ABM\) (giả thiết)

\(\Rightarrow \dfrac{AD}{BD} = \dfrac{AM}{BM}\) (1) (tính chất đường phân giác của tam giác)

\(ME\) là đường phân giác góc \(M\) của tam giác \(ACM\) (giả thiết) 

\(\Rightarrow \dfrac{AE}{CE}= \dfrac{AM}{MC}\) (2) (tính chất đường phân giác của tam giác)

Mà \(MB = MC\) (vì \(AM\) là đường trung tuyến nên M là trung điểm của \(BC\)) 

\( \Rightarrow \dfrac{AM}{BM} = \dfrac{AM}{MC}\) (3)

Từ (1), (2), (3) \(\Rightarrow \dfrac{AD}{BD}= \dfrac{AE}{CE}\) 

\( \Rightarrow  DE // BC\) ( theo định lí Talet đảo).

4. Giải bài 18 trang 68 SGK Toán 8 tập 2

Tam giác \(ABC\) có \(AB= 5cm, AC= 6cm, BC= 7cm.\) Tia phân giác của góc \(BAC\) cắt \(BC\) tại \(E\). Tính các đoạn \(EB, EC\).

Phương pháp giải

Xét tam giác ABC có: \(\dfrac{EB}{AB} = \dfrac{EC}{AC}\)

Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng ta được:

\(\dfrac{EB}{AB} = \dfrac{EC}{AC} = \dfrac{EB+EC}{AB+AC}\)\(\, = \dfrac{BC}{AB+AC}\)  

Từ đó tính được \(EB, EC\).

Hướng dẫn giải

\(AE\) là đường phân giác của \(\widehat {BAC}\) (giả thiết) nên xét tam giác ABC có: 

\(\dfrac{EB}{AB} = \dfrac{EC}{AC}\) (tính chất đường phân giác của tam giác)

Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có:

\(\dfrac{EB}{AB} = \dfrac{EC}{AC} = \dfrac{EB+EC}{AB+AC}\)\(\, = \dfrac{BC}{AB+AC}\)  

\( \Rightarrow  EB = \dfrac{AB.BC}{AB+AC} = \dfrac{5.7}{5+6} =\dfrac{35}{11}\)

\(EC = BC- EB =7-\dfrac{35}{11}  =\dfrac{42}{11}\)

5. Giải bài 19 trang 68 SGK Toán 8 tập 2

Cho hình thang \(ABCD\) (\(AB // CD\)).

Đường thẳng \(a\) song song với \(DC\), cắt các cạnh \(AD\) và \(BC\) theo thứ tự là \(E\) và \(F.\)

Chứng minh rằng:

a) \(\dfrac{AE}{ED} = \dfrac{BF}{FC}\);

b) \(\dfrac{AE}{AD} = \dfrac{BF}{BC}\)

c) \(\dfrac{DE}{DA} = \dfrac{CF}{CB}\).

Phương pháp giải

a) Chứng minh \(\dfrac{AE}{ED} = \dfrac{AO}{OC}\) (1) và \(\dfrac{AO}{OC} = \dfrac{BF}{FC}\) (2)

Từ (1) và (2) \(\Rightarrow \dfrac{AE}{ED} = \dfrac{BF}{FC}\)

b) Theo câu a) có: \({{AE} \over {ED}} = {{BF} \over {FC}}\) từ đó chứng minh \({{BC} \over {BF}} = {{AD} \over {AE}}\) \(\Rightarrow {{AE} \over {AD}} = {{BF} \over {BC}}\)

c) Theo câu b) có: \({{AE} \over {ED}} = {{BF} \over {FC}}\) từ đó chứng minh \({{AD} \over {ED}} = {{BC} \over {FC}}\) suy ra \({{DE} \over {DA}} = {{CF} \over {CB}}\)

Hướng dẫn giải

a) Nối \(AC\) cắt \(EF\) tại \(O\)

\(∆ADC\) có \(EO // DC\) (giả thiết) \( \Rightarrow \dfrac{AE}{ED} = \dfrac{AO}{OC}\)       (1) (theo định lí Talet)

\(∆ABC\) có \(OF // AB\) (giả thiết) \( \Rightarrow \dfrac{AO}{OC} = \dfrac{BF}{FC}\)         (2) (theo định lí Talet)

Từ (1) và (2) \(\Rightarrow \dfrac{AE}{ED} = \dfrac{BF}{FC}\)

b) Theo câu a) ta có: 

\(\eqalign{
& {{AE} \over {ED}} = {{BF} \over {FC}} \Rightarrow {{FC} \over {BF}} = {{ED} \over {AE}} \cr
& \Rightarrow {{FC} \over {BF}} + 1 = {{ED} \over {AE}} + 1 \cr
& \Rightarrow {{FC + BF} \over {BF}} = {{ED + AE} \over {AE}} \cr
& \Rightarrow {{BC} \over {BF}} = {{AD} \over {AE}} \cr
& \Rightarrow {{AE} \over {AD}} = {{BF} \over {BC}} \cr} \)

c)  Theo câu b) ta có:

\(\eqalign{
& {{AE} \over {ED}} = {{BF} \over {FC}} \cr
& \Rightarrow {{AE} \over {ED}} + 1 = {{BF} \over {FC}} + 1 \cr
& \Rightarrow {{AE + ED} \over {ED}} = {{BF + FC} \over {FC}} \cr
& \Rightarrow {{AD} \over {ED}} = {{BC} \over {FC}} \cr
& \Rightarrow {{FC} \over {BC}} = {{ED} \over {AD}}\,\,\,hay\,\,{{DE} \over {DA}} = {{CF} \over {CB}} \cr} \)

6. Giải bài 20 trang 68 SGK Toán 8 tập 2

Cho hình thang \(ABCD\; (AB //CD)\). Hai đường chéo \(AC\) và \(BD\) cắt nhau tại \(O\). Đường thẳng \(a\) qua \(O\) và song song với đáy của hình thang cắt các cạnh \(AD, BC\) theo thứ tự \(E\) và \(F\) (h26)

Chứng minh rằng \(OE = OF\).

Phương pháp giải

Chứng minh: \(\dfrac{OE}{DC} = \dfrac{AO}{AC}\) (1); \(\dfrac{OF}{DC} = \dfrac{BF}{BC}\) (2); \(\dfrac{AO}{AC} = \dfrac{BF}{BC}\) (3)

Từ (1), (2), (3) suy ra \(\dfrac{OE}{DC} = \dfrac{OF}{DC}\) nên \(OE = OF\). 

Hướng dẫn giải

\(∆ADC\) có \(OE // DC\) (gt) nên \(\dfrac{OE}{DC} = \dfrac{AO}{AC}\)  (1) (hệ quả của định lí TaLet trong tam giác)

\(∆BDC\) có \(OF // DC\) (gt) nên \(\dfrac{OF}{DC} = \dfrac{BF}{BC}\)   (2) (hệ quả của định lí TaLet trong tam giác)

\(∆BAC\) có \(OF // AB\) (gt) nên \(\dfrac{AO}{AC} = \dfrac{BF}{BC}\)   (3) (hệ quả của định lí TaLet trong tam giác)

Từ (1), (2), (3) suy ra \(\dfrac{OE}{DC} = \dfrac{OF}{DC}\) nên \(OE = OF\). 

7. Giải bài 21 trang 68 SGK Toán 8 tập 2

a) Cho tam giác \(ABC\) với đường trung tuyến \(AM\) và đường phân giác \(AD\). Tính diện tích tam giác \(ADM\), biết \(AB= m, AC= n\;( n>m)\) và diện tích của tam giác \(ABC\) là \(S\).

b) Cho \(n = 7cm, m = 3cm\). Hỏi diện tích tam giác \(ADM\) chiếm bao nhiêu phần trăm diện tích tam giác \(ABC\).

Phương pháp giải

a) Chỉ ra được \(\dfrac{S_{ABD}}{S_{ADC}} = \dfrac{DB}{DC}= \dfrac{AB}{AC}= \dfrac{m}{n}\) 

Chứng minh: \(\dfrac{S_{ABD}}{S_{ABC}}= \dfrac{m}{n+m}\) 

Vì \(AM\) là trung tuyến của \(∆ABC\) (gt) \(\Rightarrow S_{ABM}= \dfrac{1}{2}S_{ABC}\).

Có \(AB

Từ đó chưng minh được: \(S_{ADM}= \dfrac{S(n -m)}{2(m+n)}\) (với \(n>m\))

b) \({S_{A{\rm{D}}M}} = \dfrac{{7 – 3}}{{2\left( {7 + 3} \right)}}.S\)

Hướng dẫn giải

a) Ta có \(AD\) là đường phân giác của \(∆ABC\) (gt) nên

\(\dfrac{{B{\rm{D}}}}{{DC}} = \dfrac{{AB}}{{AC}}\) (Tính chất đường phân giác của tam giác)
\(\dfrac{S_{ABD}}{S_{ADC}} = \dfrac{DB}{DC}\) (do hai tam giác có chung chiều cao từ đỉnh A) 

Nên \(\dfrac{S_{ABD}}{S_{ADC}} = \dfrac{DB}{DC}= \dfrac{AB}{AC}= \dfrac{m}{n}\) 

\(\eqalign{
& \Rightarrow  {{{S_{ADC}}} \over {{S_{ABD}}}} = {n \over m} \cr
& \Rightarrow {{{S_{ADC}}} \over {{S_{ABD}}}} + 1 = {n \over m} + 1 \cr
& \Rightarrow {{{S_{ADC}} + {S_{ABD}}} \over {{S_{ABD}}}} = {{n + m} \over m} \cr} \)

\( \Rightarrow \dfrac{S_{ABD}}{S_{ADC}+S_{ABD}}= \dfrac{m}{n+m}\) 

hay \(\dfrac{S_{ABD}}{S_{ABC}}= \dfrac{m}{n+m}\) 

\( \Rightarrow {S_{AB{\rm{D}}}} = \dfrac{{mS}}{{n + m}}\)

Vì \(AM\) là trung tuyến của \(∆ABC\) (gt) \(\Rightarrow S_{ABM}= \dfrac{1}{2}S_{ABC}\).

Có \(AB )\)>

\( \Rightarrow S_{ADM}= S_{ABM}- S_{ABD}\)

\( \Rightarrow S_{ADM} = \dfrac{1}{2}S -\dfrac{m}{n+m}S \)\(\,= \dfrac{S(m+n-2m)}{2(m+n)}\)

\(S_{ADM}= \dfrac{S(n -m)}{2(m+n)}\) (với \(n>m\))

b) Khi \(n = 7cm, m = 3cm\) ta có:

\({S_{A{\rm{D}}M}} = \dfrac{{7 – 3}}{{2\left( {7 + 3} \right)}}.S = \dfrac{S}{5} = \dfrac{{20.S }}{100} \)\(\,= 20\% S\)

Vậy \(S_{ADM} = 20\%S_{ABC}\).

8. Giải bài 22 trang 68 SGK Toán 8 tập 2

Đố: Hình 27 cho biết có 6 góc bằng nhau:

\(\widehat{O_{1}} = \widehat {O_{2}} = \widehat {O_{3}} \)\(= \widehat {O_{4}} = \widehat {O_{5}} = \widehat {O_{6}}\). 

Kích thước các đoạn thẳng đã được ghi trên hình. Hãy thiết lập những tỉ lệ thức từ kích thước đã cho.

Phương pháp giải

Ta có: 

\(OB\) là tia phân giác trong của \(∆OAC\) \( \Rightarrow \) \(\dfrac{x}{a} = \dfrac{y}{c}\)

\(OC\) là tia phân giác trong của \(∆OBD\) \(\Rightarrow \) \(\dfrac{y}{b} = \dfrac{z}{d}\)

Thực hiện tương tự với các ta phân giác còn lại: \(OC,OD, OE, OF\)

Hướng dẫn giải

\(OB\) là tia phân giác trong của \(∆OAC\) \( \Rightarrow \) \(\dfrac{x}{a} = \dfrac{y}{c}\)

\(OC\) là tia phân giác trong của \(∆OBD\) \(\Rightarrow \) \(\dfrac{y}{b} = \dfrac{z}{d}\)

\(OD\) là tia phân giác trong của \(∆OCE\) \( \Rightarrow \) \(\dfrac{z}{c}= \dfrac{t}{e}\)

\(OE\) là tia phân giác trong của \(∆ODF\) \( \Rightarrow \) \(\dfrac{t}{d} = \dfrac{u}{f}\)

\(OF\) là tia phân giác trong của \(∆OEG\) \( \Rightarrow \) \(\dfrac{u}{e} = \dfrac{v}{g}\)

\(OC\) là tia phân giác của  \(∆AOE\) \( \Rightarrow \) \(\dfrac{AC}{OA} = \dfrac{CE}{OE}\) hay \(\dfrac{x+ y}{a} = \dfrac{z + t}{e}\)

\(OE\) là phân giác của \(∆OCG\) \( \Rightarrow \) \(\dfrac{z + t}{c} =  \dfrac{u+v }{g}\)

\(OD\) là phân giác của \(∆AOG\) \( \Rightarrow \) \(\dfrac{x+y+z }{a} = \dfrac{t+u+v }{g}\)

\(OD\) là phân giác của \(∆OBF\) \( \Rightarrow \) \(\dfrac{y+z}{b} = \dfrac{t + u}{f}\)




Bài liên quan:

  1. Giải bài tập SGK Toán 8 Ôn tập chương 3: Tam giác đồng dạng
  2. Giải bài tập SGK Toán 8 Bài 9: Ứng dụng thực tế của tam giác đồng dạng
  3. Giải bài tập SGK Toán 8 Bài 8: Các trường hợp đồng dạng của tam giác vuông
  4. Giải bài tập SGK Toán 8 Bài: Luyện tập 2
  5. Giải bài tập SGK Toán 8 Bài: Luyện tập 1
  6. Giải bài tập SGK Toán 8 Bài 7: Trường hợp đồng dạng thứ ba
  7. Giải bài tập SGK Toán 8 Bài 6: Trường hợp đồng dạng thứ hai
  8. Giải bài tập SGK Toán 8 Bài 5: Trường hợp đồng dạng thứ nhất
  9. Giải bài tập SGK Toán 8 Bài 4: Khái niệm hai tam giác đồng dạng
  10. Giải bài tập SGK Toán 8 Bài 2: Định lí đảo và hệ quả của định lí Ta-lét

Chuyên mục: Giải SGK Toán 8Thẻ: Tam Giác Đồng Dạng

Bài viết trước « Giải bài tập SGK Toán 8 Bài 2: Định lí đảo và hệ quả của định lí Ta-lét
Bài viết sau Giải bài tập SGK Toán 8 Bài 4: Khái niệm hai tam giác đồng dạng »

Sidebar chính




MỤC LỤC

  • Giải bài tập SGK Toán 8 Bài 1: Nhân đơn thức với đa thức
  • Giải bài tập SGK Toán 8 Bài 2: Nhân đa thức với đa thức
  • Giải bài tập SGK Toán 8 Bài 3: Những hằng đẳng thức đáng nhớ
  • Giải bài tập SGK Toán 8 Bài 4: Những hằng đẳng thức đáng nhớ (tiếp theo)
  • Giải bài tập SGK Toán 8 Bài 5: Những hằng đẳng thức đáng nhớ (tiếp theo)
  • Giải bài tập SGK Toán 8 Bài 6: Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung
  • Giải bài tập SGK Toán 8 Bài 7: Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp dùng hằng đẳng thức
  • Giải bài tập SGK Toán 8 Bài 8: Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhóm hạng tử
  • Giải bài tập SGK Toán 8 Bài 9: Phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách phối hợp nhiều phương pháp
  • Giải bài tập SGK Toán 8 Bài 10: Chia đơn thức cho đơn thức
  • Giải bài tập SGK Toán 8 Bài 11: Chia đa thức cho đơn thức
  • Giải bài tập SGK Toán 8 Bài 12: Chia đa thức một biến đã sắp xếp
  • Giải bài tập SGK Toán 8 Bài 1: Phân thức đại số
  • Giải bài tập SGK Toán 8 Bài 2: Tính chất cơ bản của phân thức
  • Giải bài tập SGK Toán 8 Bài 3: Rút gọn phân thức
  • Giải bài tập SGK Toán 8 Bài 4: Quy đồng mẫu thức nhiều phân thức
  • Giải bài tập SGK Toán 8 Bài 5: Phép cộng các phân thức đại số
  • Giải bài tập SGK Toán 8 Bài 7: Phép nhân các phân thức đại số
  • Giải bài tập SGK Toán 8 Bài 8: Phép chia các phân thức đại số
  • Giải bài tập SGK Toán 8 Bài 9: Biến đổi các biểu thức hữu tỉ và Giá trị của phân thức
  • Giới thiệu
  • Bản quyền
  • Sitemap
  • Liên hệ
  • Bảo mật

Môn Toán 2021 - Học toán và Trắc nghiệm Toán online.