• Toán 12
  • Toán 11
  • Toán 10
  • Đề thi Toán
  • Toán 9
  • Toán 8
  • Toán 7
  • Toán 6
  • Menu
  • Bỏ qua primary navigation
  • Skip to secondary navigation
  • Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar

Học Môn Toán

Học toán trực tuyến, trắc nghiệm môn toán tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông

Header Right

  • Toán 12
  • Toán 11
  • Toán 10
  • Đề thi Toán
  • Toán 9
  • Toán 8
  • Toán 7
  • Toán 6
Bạn đang ở:Trang chủ / Giải SGK Toán 8 / Giải bài tập SGK Toán 8 Bài 3: Rút gọn phân thức

Giải bài tập SGK Toán 8 Bài 3: Rút gọn phân thức

17/02/2021 //  by admin




1. Giải bài 7 trang 39 SGK Toán 8 tập 1

Rút gọn phân thức:

a) \(\dfrac{6x^2y^2}{8xy^5}\)

b) \(\dfrac{10xy^2(x + y)}{15xy(x + y)^3}\)

c) \(\dfrac{2x^2 + 2x}{x + 1}\)

d) \(\dfrac{x^2 – xy – x + y}{x^2 + xy – x – y}\)

Phương pháp giải

– Phân tích tử và mẫu thành nhân tử để tìm nhân tử chung.

– Rút gọn cả tử và mẫu cho nhân tử chung giống nhau.

Hướng dẫn giải

Câu a

\( \dfrac{6x^{2}y^{2}}{8xy^{5}}= \dfrac{3x.2xy^{2}}{4y^{3}.2xy^{2}}= \dfrac{3x}{4y^{3}}\) (rút gọn cho nhân tử chung \(2xy^{2}\)) 

Câu b

\( \dfrac{10xy^{2}(x + y)}{15xy(x + y)^{3}} = \dfrac{2y.5xy(x + y)}{3(x + y)^{2}.5xy(x + y)}\)\(\,= \dfrac{2y}{3(x + y)^{2}}\) (rút gọn cho nhân tử chung \(5xy(x + y)\))

Câu c

\( \dfrac{2x^{2} + 2x}{x + 1}= \dfrac{2x(x + 1)}{x + 1} = 2x\) (rút gọn cho nhân tử chung \(x+1\))

Câu d

\( \dfrac{x^{2}- xy – x + y}{x^{2} + xy – x – y}\)

\(= \dfrac{x(x – y)- (x – y)}{x(x + y)- (x + y)}\)

\(= \dfrac{(x – y)(x – 1)}{(x + y)(x – 1)}\)

\( = \dfrac{x – y}{x + y}\) (rút gọn cho nhân tử chung \(x-1\))

2. Giải bài 8 trang 40 SGK Toán 8 tập 1

Trong một tờ nháp của một bạn có ghi một số phép rút gọn phân thức như sau:

a) \( \dfrac{3xy}{9y}= \dfrac{x}{3}\)

b) \( \dfrac{3xy + 3}{9y + 3}= \dfrac{x}{3}\)

c) \( \dfrac{3xy + 3}{9y + 9}= \dfrac{x + 1}{3 + 3} = \dfrac{x + 1}{6}\)

d) \( \dfrac{3xy + 3x}{9y + 9}= \dfrac{x }{3}\)

Theo em câu nào đúng, câu nào sai? Em hãy giải thích

Phương pháp giải

Áp dụng tính chất cơ bản của phân thức: Nếu nhân (hoặc chia) cả tử và mẫu của một phân thức với cùng một đa thức khác đa thức không thì được một phân thức bằng phân thức đã cho.

Hướng dẫn giải

Câu a: \( \dfrac{3xy}{9y}= \dfrac{x.3y}{3.3y}= \dfrac{x}{3}\), đúng vì đã rút gọn cả tử cả mẫu của vế trái cho \(3y\).

Câu b: Ta có: \(\dfrac{{3xy + 3}}{{9y + 3}} = \dfrac{{3(xy + 1)}}{{3(3y + 1)}}\)

Xét theo đề bài \( \dfrac{3xy + 3}{9y + 3}= \dfrac{x}{3}\)

Mẫu của vế phải là \(3\) chứng tỏ đã chia mẫu của vế trái cho \(3y + 1\) vì \(9y + 3 = 3(3y + 1)\)

Nhưng tử của vế trái không có nhân tử \(3y + 1\). Nên phép rút gọn này sai.

Câu c: Sai, vì:

\(\dfrac{{3xy + 3}}{{9y + 9}} = \dfrac{{3\left( {xy + 1} \right)}}{{9\left( {y + 1} \right)}} \ne \dfrac{{x + 1}}{{3 + 3}} = \dfrac{{x + 1}}{6}\)

Câu d: \(\dfrac{{3xy + 3x}}{{9y + 9}} = \dfrac{{3x(y + 1)}}{{9(y + 1)}} = \dfrac{x}{3}\)

Đúng, vì đã rút gọn phân thức ở vế trái với nhân tử chung là \(3(y + 1).\)

3. Giải bài 9 trang 40 SGK Toán 8 tập 1

Áp dụng quy tắc đổi dấu rồi rút gọn phân thức:

a) \(\dfrac{36(x – 2)^3}{32 – 16x}\)

b) \(\dfrac{x^2 – xy}{5y^2 – 5xy}\)

Phương pháp giải

– Áp dụng qui tắc đối dấu: \( \dfrac{A}{B}= \dfrac{-A}{-B}\)

– Phân tích tử và mẫu thành nhân tử để tìm nhân tử chung

– Rút gọn cả tử và mẫu cho nhân tử chung giống nhau.

Hướng dẫn giải

Câu a

\( \dfrac{36(x – 2)^{3}}{32 – 16x} = \dfrac{36(x – 2)^{3}}{16(2 – x)}\)

\(= \dfrac{36(x – 2)^{3}}{-16(x – 2)}= \dfrac{-9(x-2)^2.4(x – 2)}{4.4(x – 2)}\)\(= \dfrac{-9(x – 2)^{2}}{4}\)

Cách 2

\( \dfrac{36(x – 2)^{3}}{32 – 16x} = \dfrac{36(x – 2)^{3}}{16(2 – x)}\)

\(= \dfrac{36[-( 2-x)]^{3}}{16(x – 2)}= \dfrac{-36(2 – x)^{3}}{16(2 – x)}\)

\(= \dfrac{-9(2-x)^2.4(2 – x)}{4.4(2 – x)}= \dfrac{-9(2 – x)^{2}}{4}\)

Câu b

\( \dfrac{x^{2}- xy}{5y^{2} – 5xy} = \dfrac{x(x – y)}{5y(y – x)}\)

\(= \dfrac{-x(y – x)}{5y(y – x)}= \dfrac{-x}{5y}\)

4. Giải bài 10 trang 40 SGK Toán 8 tập 1

Đố. Đố em rút gọn được phân thức: \(\dfrac{x^7 + x^6 + x^5 + x^4 + x^3 + x^2 + x + 1}{x^2 – 1} \)

Phương pháp giải

– Trên tử số: ta nhóm các hạng tử để xuất hiện nhân tử chung rồi phân tích thành nhân tử.

– Dưới mẫu số: áp dụng hằng đẳng thức hiệu hai bình phương để phân tích thành nhân tử.

– Chia cả tử và mẫu cho nhân tử chung giống nhau.

Hướng dẫn giải

\( \dfrac{x^{7}+ x^{6} + x^{5} + x^{4} + x^{3} + x^{2} + x + 1}{x^{2}-1} \)

\( = \dfrac{{\left( {{x^7} + {x^6}} \right) + \left( {{x^5} + {x^4}} \right) + \left( {{x^3} + {x^2}} \right) + \left( {x + 1} \right)}}{{\left( {x – 1} \right)\left( {x + 1} \right)}} \)

\( = \dfrac{{{x^6}(x + 1) + {x^4}(x + 1) + {x^2}(x + 1) + (x + 1)}}{{(x – 1)(x + 1)}}\)

\(= \dfrac{(x+1)(x^{6}+x^{4}+x^{2}+1)}{(x-1)(x+1)}\)

\(= \dfrac{x^{6}+x^{4}+x^{2}+1}{x-1}\)

5. Giải bài 11 trang 40 SGK Toán 8 tập 1

Rút gọn phân thức:

a) \(\dfrac{12x^3y^2}{18xy^5}\)

b) \(\dfrac{15x(x + 5)^3}{20x^2(x + 5)}\)

Phương pháp giải

– Phân tích tử và mẫu thành nhân tử để tìm nhân tử chung

– Rút gọn cả tử và mẫu cho nhân tử chung giống nhau.

Hướng dẫn giải

Câu a

\(\dfrac{{12{x^3}{y^2}}}{{18x{y^5}}} = \dfrac{{2{x^2}.6x{y^2}}}{{3{y^3}.6x{y^2}}} = \dfrac{{2{x^2}}}{{3{y^3}}}\) (rút gọn cho nhân tử chung \(6x{y^2})\)

Câu b

\(\dfrac{{15x{{\left( {x + 5} \right)}^3}}}{{20{x^2}\left( {x + 5} \right)}} = \dfrac{{3{{\left( {x + 5} \right)}^2}.5x\left( {x + 5} \right)}}{{4x.5x\left( {x + 5} \right)}}\)\(\; = \dfrac{{3{{\left( {x + 5} \right)}^2}}}{{4x}}\) (rút gọn cho nhân tử chung \(5x\left( {x + 5} \right))\) 

6. Giải bài 12 trang 40 SGK Toán 8 tập 1

Phân tích tử và mẫu thành nhân tử rồi rút gọn phân thức:

a) \(\dfrac{3x^2 – 12x + 12}{x^4 – 8x}\)

b) \(\dfrac{7x^2 + 14x + 7}{3x^2 + 3x}\)

Phương pháp giải

– Phân tích tử và mẫu thành nhân tử bằng phương pháp dùng hằng đẳng thức để tìm nhân tử chung

– Rút gọn cả tử và mẫu cho nhân tử chung giống nhau.

Hướng dẫn giải

Câu a

\(\eqalign{
& {{3{x^2} – 12x + 12} \over {{x^4} – 8x}} = {{3\left( {{x^2} – 4x + 4} \right)} \over {x\left( {{x^3} – 8} \right)}} \cr 
& = {{3\left( {{x^2} – 2.x.2 + {2^2}} \right)} \over {x\left( {{x^3} – {2^3}} \right)}} \cr 
& = {{3{{\left( {x – 2} \right)}^2}} \over {x\left( {x – 2} \right)\left( {{x^2} + 2x + 4} \right)}} \cr 
& = {{3\left( {x – 2} \right)} \over {x\left( {{x^2} + 2x + 4} \right)}} \cr} \)

Câu b

\(\eqalign{
& {{7{x^2} + 14x + 7} \over {3{x^2} + 3x}} = {{7\left( {{x^2} + 2x + 1} \right)} \over {3x\left( {x + 1} \right)}} \cr 
& = {{7{{\left( {x + 1} \right)}^2}} \over {3x\left( {x + 1} \right)}} = {{7\left( {x + 1} \right)} \over {3x}} \cr} \)

(rút gọn cho nhân tử chung là \(x+1)\)

7. Giải bài 13 trang 40 SGK Toán 8 tập 1

Áp dụng quy tắc đổi dấu rồi rút gọn phân thức:

a) \(\dfrac{45x(3 – x)}{15x(x – 3)^3} \)

b) \(\dfrac{y^2 – x^2}{x^3 – 3x^2y + 3xy^2 – y^3}\)

Phương pháp giải

– Áp dụng quy tắc đổi dấu.

– Phân tích tử và mẫu thành nhân tử để tìm nhân tử chung.

– Chia cả tử và mẫu cho nhân tử chung giống nhau.

Hướng dẫn giải

Câu a

\(\eqalign{
& {{45x\left( {3 – x} \right)} \over {15x{{\left( {x – 3} \right)}^3}}} = {{3.15x\left( {3 – x} \right)} \over {15x{{\left( {x – 3} \right)}^3}}} \cr 
& = {{3\left( {3 – x} \right)} \over {{{\left( {x – 3} \right)}^3}}} = {{ – 3\left( {x – 3} \right)} \over {{{\left( {x – 3} \right)}^3}}}\cr& = {{ – 3.\left( {x – 3} \right)} \over {{{\left( {x – 3} \right)}^2}.(x-3)}}\cr& = {{ – 3} \over {{{\left( {x – 3} \right)}^2}}} \cr} \)

Câu b

\(\eqalign{
& {{{y^2} – {x^2}} \over {{x^3} – 3{x^2}y + 3x{y^2} – {y^3}}} \cr 
& = {{\left( {y + x} \right)\left( {y – x} \right)} \over {{{\left( {x – y} \right)}^3}}} \cr 
& = {{ – \left( {x + y} \right)\left( {x – y} \right)} \over {{{\left( {x – y} \right)}^3}}} \,\text{(do}\,\,y-x=-(x-y))\cr 
& = {{ – \left( {x + y} \right)} \over {{{\left( {x – y} \right)}^2}}} \cr} \)




Bài liên quan:

  1. Giải bài tập SGK Toán 8 Bài 9: Biến đổi các biểu thức hữu tỉ và Giá trị của phân thức
  2. Giải bài tập SGK Toán 8 Bài 8: Phép chia các phân thức đại số
  3. Giải bài tập SGK Toán 8 Bài 7: Phép nhân các phân thức đại số
  4. Giải bài tập SGK Toán 8 Bài 5: Phép cộng các phân thức đại số
  5. Giải bài tập SGK Toán 8 Bài 4: Quy đồng mẫu thức nhiều phân thức
  6. Giải bài tập SGK Toán 8 Bài 2: Tính chất cơ bản của phân thức
  7. Giải bài tập SGK Toán 8 Bài 1: Phân thức đại số

Chuyên mục: Giải SGK Toán 8Thẻ: Phân Thức Đại Số

Bài viết trước « Giải bài tập SGK Toán 8 Bài 2: Tính chất cơ bản của phân thức
Bài viết sau Giải bài tập SGK Toán 8 Bài 4: Quy đồng mẫu thức nhiều phân thức »

Sidebar chính




MỤC LỤC

  • Giải bài tập SGK Toán 8 Bài 1: Nhân đơn thức với đa thức
  • Giải bài tập SGK Toán 8 Bài 2: Nhân đa thức với đa thức
  • Giải bài tập SGK Toán 8 Bài 3: Những hằng đẳng thức đáng nhớ
  • Giải bài tập SGK Toán 8 Bài 4: Những hằng đẳng thức đáng nhớ (tiếp theo)
  • Giải bài tập SGK Toán 8 Bài 5: Những hằng đẳng thức đáng nhớ (tiếp theo)
  • Giải bài tập SGK Toán 8 Bài 6: Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung
  • Giải bài tập SGK Toán 8 Bài 7: Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp dùng hằng đẳng thức
  • Giải bài tập SGK Toán 8 Bài 8: Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhóm hạng tử
  • Giải bài tập SGK Toán 8 Bài 9: Phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách phối hợp nhiều phương pháp
  • Giải bài tập SGK Toán 8 Bài 10: Chia đơn thức cho đơn thức
  • Giải bài tập SGK Toán 8 Bài 11: Chia đa thức cho đơn thức
  • Giải bài tập SGK Toán 8 Bài 12: Chia đa thức một biến đã sắp xếp
  • Giải bài tập SGK Toán 8 Bài 1: Phân thức đại số
  • Giải bài tập SGK Toán 8 Bài 2: Tính chất cơ bản của phân thức
  • Giải bài tập SGK Toán 8 Bài 3: Rút gọn phân thức
  • Giải bài tập SGK Toán 8 Bài 4: Quy đồng mẫu thức nhiều phân thức
  • Giải bài tập SGK Toán 8 Bài 5: Phép cộng các phân thức đại số
  • Giải bài tập SGK Toán 8 Bài 7: Phép nhân các phân thức đại số
  • Giải bài tập SGK Toán 8 Bài 8: Phép chia các phân thức đại số
  • Giải bài tập SGK Toán 8 Bài 9: Biến đổi các biểu thức hữu tỉ và Giá trị của phân thức
  • Giới thiệu
  • Bản quyền
  • Sitemap
  • Liên hệ
  • Bảo mật

Môn Toán 2021 - Học toán và Trắc nghiệm Toán online.