• Toán 12
  • Toán 11
  • Toán 10
  • Đề Toán TN
  • Toán 9
  • Toán 8
  • Toán 7
  • Toán 6
  • Menu
  • Bỏ qua primary navigation
  • Skip to secondary navigation
  • Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar

Học Môn Toán

Học toán trực tuyến, trắc nghiệm môn toán tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông

Header Right

  • Toán 12
  • Toán 11
  • Toán 10
  • Đề Toán TN
  • Toán 9
  • Toán 8
  • Toán 7
  • Toán 6
Bạn đang ở:Trang chủ / Giải SGK Toán 7 / Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 7: Tỉ lệ thức

Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 7: Tỉ lệ thức

17/02/2021 //  by admin




1. Giải bài 44 trang 26 SGK Toán 7 tập 1

Thay tỉ số giữa các số hữu tỉ bằng tỉ số giữa các số nguyên

a) \(1,2: 3,24\)

b) \(2\dfrac{1}{5} : \dfrac{3}{4}\)

c) \(\dfrac{2}{7} : 0,42\)

Phương pháp giải

Áp dụng quy tắc nhân chia số hữu tỉ.

Hướng dẫn giải

Câu a: \(1,2: 3,24 = \dfrac{{12}}{{10}}:\dfrac{{324}}{{100}} = \dfrac{{12}}{{10}}.\dfrac{{100}}{{324}} \)\(\,= \dfrac{{12.100}}{{10.324}}=\dfrac{{120}}{{324}} = \dfrac{{10}}{{27}}= 10:27\)

Câu b: \(2\dfrac{1}{5} : \dfrac{3}{4} = \dfrac{11}{5} : \dfrac{3}{4}\)\( = \dfrac{11}{5}. \dfrac{4}{3} =\dfrac{44}{15} = 44: 15\)

Câu c: \(\dfrac{2}{7} : 0,42 = \dfrac{2}{7} : \dfrac{42}{100} = \dfrac{2}{7} . \dfrac{100}{42}\)\(\; = \dfrac{200}{294} = \dfrac{100}{147} = 100: 147\)

2. Giải bài 45 trang 26 SGK Toán 7 tập 1

Tìm các tỉ số bằng nhau trong các tỉ số sau đây rồi lập các tỉ lệ thức:

\(28:14\); \(2\dfrac{1}{2} : 2 ; 8: 4; \dfrac{1}{2}: \dfrac{2}{3} ;\; \)\(3:10; 2,1: 7; 3: 0,3\)

Phương pháp giải

Tỉ lệ thức là đẳng thức của hai tỉ số: \(\dfrac{a}{b} = \dfrac{c}{d}\)

Hướng dẫn giải

Ta có: \(28: 14 = 2\)

\(2\dfrac{1}{2}: 2=\dfrac{5}{2}:2\)\(=\dfrac{5}{2}.\dfrac{1}{2}= \dfrac{5}{4}\)

\( 8:4 = 2\)

\( \dfrac{1}{2}: \dfrac{2}{3} =\dfrac{1}{2}.\dfrac{3}{2}\)\(= \dfrac{3}{4}\)

\(3:10 = \dfrac{3}{{10}}\)

\( 2,1: 7 =\dfrac{21}{10}.\dfrac{1}{7}= \dfrac{3}{10}\)

\(3:0,3 =3:\dfrac{3}{10}=3.\dfrac{10}{3}\)\(= \dfrac{10}{1}=10\)

Ta lập được các tỉ lệ thức là

\(\dfrac{{28}}{{14}} = \dfrac{8}{4}\) \((=2)\)

\(\dfrac{3}{{10}} = \dfrac{{2,1}}{7}\) \((=\dfrac{3}{10})\)

3. Giải bài 46 trang 26 SGK Toán 7 tập 1

 Tìm x trong các tỉ lệ thức sau 

a) \(\dfrac{x}{27} = \dfrac{-2}{3,6}\)

b) \(-0,52 : x = -9,36: 16,38\)

c) \(\dfrac{4\dfrac{1}{4}}{2\dfrac{7}{8}} = \dfrac{x}{1,61}\)

Phương pháp giải

Áp dụng tính chất của tỉ lệ thức

\(\dfrac{a}{b} = \dfrac{c}{d} \Rightarrow ad = bc\)

Hướng dẫn giải

Câu a: \(\dfrac{x}{27} = \dfrac{-2}{3,6}\) 

\(\begin{array}{l}
3,6.x =  – 2.27\\
3,6.x =  – 54\\
x=-54:3,6\\  x =  – 15
\end{array}\)

Câu b

\(\begin{array}{l}
 – 0,52:x =  – 9,36:16,38\\
\dfrac{{ – 0,52}}{x} = \dfrac{{ – 9,36}}{{16,38}}\\
-9,36x = (-0,52).16,38\\
-9,36x = -8,5176\\
x=(-8,5176):(-9,36)\\ x = 0,91
\end{array}\)

Câu c: \(\dfrac{4\dfrac{1}{4}}{2\dfrac{7}{8}} = \dfrac{x}{1,61}\)

\(\begin{array}{l}
\dfrac{{\dfrac{{17}}{4}}}{{\dfrac{{23}}{8}}} = \dfrac{x}{{1,61}}\\
\dfrac{{17}}{4}.\dfrac{8}{{23}} = \dfrac{x}{{1,61}}\\
\dfrac{{34}}{{23}} = \dfrac{x}{{1,61}}\\23x=34.1,61\\
23x = 54,74\\x=54,74:23\\
x = 2,38
\end{array}\)

4. Giải bài 47 trang 26 SGK Toán 7 tập 1

Lập tất cả các tỉ lệ thức có thể được từ các đẳng thức sau

a) \(6.63 = 9.42\)

b) \(0,24.1,61 = 0,84. 0,46\)

Phương pháp giải

Ta sử dụng công thức sau để lập tỉ lệ thức

\(\begin{array}{l}
\text{Nếu}\,\,ad = bc\text{ thì ta có:}\\
\,\,\dfrac{a}{b} = \dfrac{c}{d};
\,\,\dfrac{a}{c} = \dfrac{b}{d}\\
\,\,\dfrac{d}{b} = \dfrac{c}{a};
\,\dfrac{d}{c} = \dfrac{b}{a}
\end{array}\)

Hướng dẫn giải

Câu a: Các tỉ lệ thức có được từ đẳng thức \(6.63 = 9. 42\) là

\(\dfrac{6}{9} = \dfrac{42}{63};\;\;\; \dfrac{6}{42} = \dfrac{9}{63};\)

\(\dfrac{63}{9} = \dfrac{42}{6}; \;\;\;\dfrac{63}{42} = \dfrac{9}{6}.\)

Câu b: Các tỉ lệ thức có được từ đẳng thức:  \(0,24.1,61 = 0,84. 0,46\) là: 

\(\dfrac{0,24}{0,84} = \dfrac{0,46}{1,61};\;\;\; \dfrac{0,24}{0,46} = \dfrac{0,84}{1,61}; \)

\(\dfrac{1,61}{0,84} = \dfrac{0,46}{0,24}; \;\;\;\dfrac{1,61}{0,46} = \dfrac{0,84}{0,24}.\)

5. Giải bài 48 trang 26 SGK Toán 7 tập 1

Lập tất cả các tỉ lệ thức có thể được từ tỉ lệ thức sau                                      

\(\dfrac{-15}{5,1} = \dfrac{-35}{11,9}\)

Phương pháp giải

Ta sử dụng công thức sau để lập tỉ lệ thức

\(\begin{array}{l}
ad = bc\\
TH1:\,\,\dfrac{a}{b} = \dfrac{c}{d}\\
TH2:\,\,\dfrac{a}{c} = \dfrac{b}{d}\\
TH3:\,\,\dfrac{d}{b} = \dfrac{c}{a}\\
TH4:\,\dfrac{d}{c} = \dfrac{b}{a}
\end{array}\)

Hướng dẫn giải

Từ tỉ lệ thức \(\dfrac{-15}{5,1} = \dfrac{-35}{11,9}\) ta có được các tỉ lệ thức sau:

\(\dfrac{11,9}{5,1} = \dfrac{-35}{-15};\)

\(\dfrac{-15}{-35} = \dfrac{5,1}{11,9};\)

\(\dfrac{5,1}{-15} = \dfrac{11,9}{-35}.\)

6. Giải bài 49 trang 26 SGK Toán 7 tập 1

Từ các tỉ số sau đây có lập được tỉ lệ thức không?

a) \(3,5: 5,25\) và \(14: 21\) 

b) \(39\dfrac{3}{{10}}:52\dfrac{2}{5}\)  và \(2,1: 3,5\)

c) \(6,51: 15,19\) và \(3:7\)

d) \( – 7:4\dfrac{2}{3}\) và \(0,9: (-0,5)\)

Phương pháp giải

Tỉ lệ thức là đẳng thức của hai tỉ số bằng nhau: \(\dfrac{a}{b} = \dfrac{c}{d}\) hoặc \(a:b = c:d\)

Hướng dẫn giải

Câu a: Ta có

\(3,5:5,25 = \dfrac{{35}}{{10}}:\dfrac{{525}}{{100}} = \dfrac{{35}}{{10}}.\dfrac{{100}}{{525}} \)\(= \dfrac{{35.100}}{{10.525}} = \dfrac{2}{3}\) 

\(14:21 = \dfrac{{14}}{{21}} = \dfrac{2}{3}\)

Suy ra ta có tỉ lệ thức: \(3,5:5,25 = 14:21\) \((= \dfrac{2}{3})\)

Câu b

\(\eqalign{
& 39{3 \over {10}}:52{2 \over 5} = {{393} \over {10}}:{{262} \over 5}\cr&\;\;\;\;\;\;\;\; \;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;= {{393} \over {10}}.{5 \over {262}} = {3 \over 4} \cr
& 2,1:3,5 = {{2,1} \over {3,5}} ={{2,1:0,7} \over {3,5:0,7}} = {3 \over 5} \cr
& Vì\,\,{3 \over 4} \ne {3 \over 5} \cr} \)

Do đó \(39\dfrac{3}{{10}}:52\dfrac{2}{5}\)  và \(2,1: 3,5\) không lập thành tỉ lệ thức.

Câu c: Ta có

\(6,51:15,19 = \dfrac{{651}}{{100}}:\dfrac{{1519}}{{100}} \)\(= \dfrac{{651}}{{100}}.\dfrac{{100}}{{1519}} = \dfrac{{651}}{{1519}} = \dfrac{3}{7}\)

\(3:7 = \dfrac{3}{7}\)

Suy ra ta có tỉ lệ thức: \(6,51:15,19 =3:7\) \(( = \dfrac{3}{7})\)

Câu d: Ta có

\(- 7:4\dfrac{2}{3} = – 7:\dfrac{{14}}{3} \)\(= – 7.\dfrac{3}{{14}} = \dfrac{{ – 3}}{2}\)
\(0,9:\left( { – 0,5} \right) = \dfrac{9}{{10}}:\dfrac{{ – 1}}{2} \)\(= \dfrac{9}{{10}}.\left( { – 2} \right) = \dfrac{{ – 9}}{5}\)

Vì \( \dfrac{{ – 3}}{2} \ne  \dfrac{{ – 9}}{5}\) nên \( – 7:4\dfrac{2}{3}\) và \(0,9: (-0,5)\) không lập thành tỉ lệ thức.

7. Giải bài 50 trang 27 SGK Toán 7 tập 1

Tìm tên của một tác phẩm nổi tiếng của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Điền số thích hợp vào các ô vuông dưới đây, sau đó viết các chữ tương ứng với các số tìm được vào các ô ở hàng dưới cùng của bài, em sẽ biết được tên một tác phẩm nổi tiếng của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn (1228 – 1300), vị anh hùng của dân tộc ta đồng thời là danh nhân quân sự thế giới.

Hướng dẫn giải

(Gợi ý: Sử dụng tính chất tỉ lệ thức để tìm số còn lại trong ô vuông)

Ô chữ N 

\(…:6 = 7:3 \Rightarrow … = \frac{7}{3}.6 = 14\)

Ô chữ H 

\(\begin{array}{l}
20:… = ( – 12):15\\
 \Rightarrow …( – 12) = 20.15 \Rightarrow … = \frac{{20.15}}{{ – 12}} =  – 25
\end{array}\)

Ô chữ C 

\(6:27 = …:72 \Rightarrow ….27 = 6.72 \Rightarrow … = 16\)

Ô chữ I 

\(\begin{array}{l}
( – 15):35 = 27:…\\
 \Rightarrow ( – 15)…. = 27.35 \Rightarrow … =  – 63
\end{array}\)

Ô chữ Ư 

\(\begin{array}{l}
\frac{{ – 4,4}}{{9,9}} = \frac{{…}}{{1,89}} \Rightarrow ….9,9 =  – 4,4.1,89\\
 \Rightarrow … = \frac{{ – 4,4.1,89}}{{9,9}} =  – \frac{{21}}{{25}} =  = 0,84
\end{array}\)

Ô chữ Ế 

\(\begin{array}{l}
\frac{{ – 0,65}}{{0,91}} = \frac{{ – 6,65}}{{…}}\\
 \Rightarrow  – 0,65… =  – 6,65.0,91\\
 \Rightarrow … = \frac{{ – 6,65.0,91}}{{ – 0,65}} = 9,17
\end{array}\)

Ô chữ Y 

\(\begin{array}{l}
\frac{4}{5}:1\frac{2}{5} = 2\frac{2}{5}:…\\
 \Rightarrow \frac{4}{5}…. = 2\frac{2}{5}.1\frac{2}{5}\\
 \Rightarrow \frac{4}{5}…. = \frac{{12}}{5}.\frac{7}{5}\\
 \Rightarrow … = \frac{{12}}{5}.\frac{7}{5}:\frac{4}{5} = \frac{{21}}{5} = 4\frac{1}{5}
\end{array}\)

Ô chữ Ợ 

\(\begin{array}{l}
\frac{1}{2}:1\frac{1}{4} = …:3\frac{1}{3}\\
 \Rightarrow ….1\frac{1}{4} = \frac{1}{2}.3\frac{1}{3}\\
 \Rightarrow ….\frac{5}{4} = \frac{1}{2}.\frac{{10}}{3}\\
 \Rightarrow … = \frac{1}{2}.\frac{{10}}{3}:\frac{5}{4} = 1\frac{1}{3}
\end{array}\)

Ô chữ B 

\(\begin{array}{l}
\frac{1}{2}:… = \frac{3}{4}:5\frac{1}{4}\\
 \Rightarrow ….\frac{3}{4} = \frac{1}{2}.5\frac{1}{4}\\
 \Rightarrow ….\frac{3}{4} = \frac{1}{2}.\frac{{21}}{4}\\
 \Rightarrow … = \frac{1}{2}.\frac{{21}}{4}:\frac{3}{4} = \frac{7}{2} = 3\frac{1}{2}
\end{array}\)

Ô chữ U 

\(\begin{array}{l}
…:1\frac{1}{4} = 1\frac{1}{5}:2\\
 \Rightarrow ….2 = \frac{6}{5}.\frac{5}{4} = \frac{3}{2}\\
 \Rightarrow … = \frac{3}{2}:2 = \frac{3}{4}
\end{array}\)

Ô chữ L 

\(\begin{array}{l}
\frac{{…}}{{2,7}} = \frac{{0,7}}{{6,3}} \Rightarrow ….6,3 = 0,7.2,7\\
 \Rightarrow … = \frac{{0,7.2,7}}{{6,3}} = 0,3
\end{array}\)

Ô chữ T 

\(\begin{array}{l}
\frac{{2,4}}{{…}} = \frac{{5,4}}{{13,5}}\\
 \Rightarrow ….5,4 = 2,4.13,5\\
 \Rightarrow … = \frac{{2,4.13,5}}{{5,4}} = 6
\end{array}\)

Điền các chữ cái vào các ô trống có kết quả tương ứng ta được tên tác phẩm là: “BINH THƯ YẾU LƯỢC”.

8. Giải bài 51 trang 28 SGK Toán 7 tập 1

Lập tất cả các tỉ lệ thức có thể được từ bốn số sau:

\(1,5 ; 2 ; 3,6 ; 4,8\)

Phương pháp giải

Ta sử dụng công thức sau để lập tỉ lệ thức.

\(\begin{array}{l}
ad = bc\\
TH1:\,\,\dfrac{a}{b} = \dfrac{c}{d}\\
TH2:\,\,\dfrac{a}{c} = \dfrac{b}{d}\\
TH3:\,\,\dfrac{d}{b} = \dfrac{c}{a}\\
TH4:\,\dfrac{d}{c} = \dfrac{b}{a}
\end{array}\)

Hướng dẫn giải

Ta có: \(1,5. 4,8 = 2. 3,6\) \((=7,2)\) 

Do đó có \(4\) tỉ lệ thức

\(\begin{array}{l}
\dfrac{{1,5}}{2} = \dfrac{{3,6}}{{4,8}};\\
\dfrac{{1,5}}{{3,6}} = \dfrac{2}{{4,8}};\\
\dfrac{{4,8}}{2} = \dfrac{{3,6}}{{1,5}};\\
\dfrac{{4,8}}{{3,6}} = \dfrac{2}{{1,5}}
\end{array}\)

9. Giải bài 52 trang 28 SGK Toán 7 tập 1

Từ tỉ lệ thức \(\dfrac{a}{b} = \dfrac{c}{d}\) với \(a,b,c,d \ne 0\),  ta có thể suy ra:

A. \(\dfrac{a}{c} = \dfrac{d}{b}\)

B. \(\dfrac{a}{b} = \dfrac{d}{c}\,\,\)    

C. \(\dfrac{d}{b} = \dfrac{c}{a}\,\,\)

D. \(\dfrac{a}{d} = \dfrac{b}{c}\,\,\)

Chọn đáp án đúng?

Phương pháp giải

Ta có: \(\dfrac{a}{b} = \dfrac{c}{d} \Rightarrow ad = bc\). Nên ta tìm tỉ lệ thức có hệ thức nhân chéo là \(ad = bc\).

Hướng dẫn giải

Ta có: \(\dfrac{a}{b} = \dfrac{c}{d} \Rightarrow ad = bc\) 

Đáp án A sai vì: \(\dfrac{a}{c} = \dfrac{d}{b} \Rightarrow ab = cd\,\)

Đáp án B sai vì: \(\dfrac{a}{b} = \dfrac{d}{c} \Rightarrow ac = bd\,\,\)

Đáp án C là đúng, vì: \(\dfrac{d}{b} = \dfrac{c}{a}\,\, \Rightarrow ad = bc\)

Đáp án D sai vì: \(\dfrac{a}{d} = \dfrac{b}{c}\, \Rightarrow ac = bd\,\)

Vậy đáp án đúng là C.

10. Giải bài 53 trang 28 SGK Toán 7 tập 1

Đố

Tỉ số \(\dfrac{{6\dfrac{1}{5}}}{{5\dfrac{1}{6}}}\) có thể “rút gọn” như sau \(\dfrac{{6\dfrac{1}{5}}}{{5\dfrac{1}{6}}} = \dfrac{6}{5}\)

(“Rút gọn” bằng cách xóa bỏ phần phân số ở hai hỗn số, giữ lại phần nguyên là được kết quả)

Ta được kết quả đúng. (Hãy kiểm tra !)

Đố em viết được một tỉ số khác cũng có thể “rút gọn” như vậy!

Phương pháp giải

Áp dụng quy tắc

  • Đổi hỗn số sang phân số.
  • Nhân, chia phân số.

Hướng dẫn giải

Kiểm tra

\(\dfrac{{6\dfrac{1}{5}}}{{5\dfrac{1}{6}}} = \dfrac{{\dfrac{{6.5 + 1}}{5}}}{{\dfrac{{5.6 + 1}}{6}}} = \dfrac{{31}}{5}:\dfrac{{31}}{6} = \dfrac{{31}}{5}.\dfrac{6}{{31}} = \dfrac{6}{5}\)

Ta có thể viết được các tỉ số khác nhau cũng có thể “rút gọn” như vậy

Chẳng hạn

\(\dfrac{{8\dfrac{1}{7}}}{{7\dfrac{1}{8}}} = \dfrac{{\dfrac{{8.7 + 1}}{7}}}{{\dfrac{{7.8 + 1}}{8}}} = \dfrac{{57}}{7}:\dfrac{{57}}{8} = \dfrac{{57}}{7}.\dfrac{8}{{57}} = \dfrac{8}{7}\)

\(\dfrac{{5\dfrac{1}{9}}}{{9\dfrac{1}{5}}} = \dfrac{{\dfrac{{9.5 + 1}}{9}}}{{\dfrac{{5.9 + 1}}{5}}} = \dfrac{{46}}{9}:\dfrac{{46}}{5} = \dfrac{{46}}{9}.\dfrac{5}{{46}} = \dfrac{5}{9}\)




Bài liên quan:

  1. Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 12: Số thực
  2. Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 11: Số vô tỉ. Khái niệm về căn bậc hai
  3. Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 10: Làm tròn số
  4. Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 9: Số thập phân hữu hạn. Số thập phân vô hạn tuần hoàn
  5. Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 8: Tính chất của dãy tỉ số bằng nhau
  6. Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 6: Lũy thừa của một số hữu tỉ (tiếp theo)
  7. Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 5: Lũy thừa của một số hữu tỉ
  8. Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 4: Giá trị tuyết đối của một số hữu tỉ. Cộng, trừ, nhhân, chia số thập phân
  9. Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 3: Nhân, chia số hữu tỉ
  10. Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 2: Cộng, trừ số hữu tỉ

Chuyên mục: Giải SGK Toán 7Thẻ: Số Hữu Tỉ

Bài viết trước « Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 6: Lũy thừa của một số hữu tỉ (tiếp theo)
Bài viết sau Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 8: Tính chất của dãy tỉ số bằng nhau »

Sidebar chính




MỤC LỤC

  • Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 1: Tập hợp Q các số hữu tỉ
  • Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 2: Cộng, trừ số hữu tỉ
  • Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 3: Nhân, chia số hữu tỉ
  • Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 4: Giá trị tuyết đối của một số hữu tỉ. Cộng, trừ, nhhân, chia số thập phân
  • Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 5: Lũy thừa của một số hữu tỉ
  • Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 6: Lũy thừa của một số hữu tỉ (tiếp theo)
  • Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 7: Tỉ lệ thức
  • Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 8: Tính chất của dãy tỉ số bằng nhau
  • Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 9: Số thập phân hữu hạn. Số thập phân vô hạn tuần hoàn
  • Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 10: Làm tròn số
  • Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 11: Số vô tỉ. Khái niệm về căn bậc hai
  • Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 12: Số thực
  • Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 1: Đại lượng tỉ lệ thuận
  • Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 2: Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận
  • Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 3: Đại lượng tỉ lệ nghịch
  • Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 4: Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ nghịch
  • Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 5: Hàm số
  • Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 6: Mặt phẳng tọa độ
  • Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 7: Đồ thị hàm số y = ax (a # 0)
  • Giải bài tập SGK Toán 7 Ôn tập chương 2: Hàm số và đồ thị
  • Giới thiệu
  • Bản quyền
  • Sitemap
  • Liên hệ
  • Bảo mật

Môn Toán 2021 - Học toán và Trắc nghiệm Toán online.