• Toán 12
  • Toán 11
  • Toán 10
  • Đề thi Toán
  • Toán 9
  • Toán 8
  • Toán 7
  • Toán 6
  • Menu
  • Bỏ qua primary navigation
  • Skip to secondary navigation
  • Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar

Học Môn Toán

Học toán trực tuyến, trắc nghiệm môn toán tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông

Header Right

  • Toán 12
  • Toán 11
  • Toán 10
  • Đề thi Toán
  • Toán 9
  • Toán 8
  • Toán 7
  • Toán 6
Bạn đang ở:Trang chủ / Giải SGK Toán 7 / Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 5: Đa thức

Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 5: Đa thức

17/02/2021 //  by admin




1. Giải bài 24 trang 38 SGK Toán 7

Ở Đà Lạt, giá táo là \(x\) (đ/kg) và giá nho là \(y\) (đ/kg). Hãy viết biểu thức đại số biểu thị số tiền mua:

a) \(5\) kg táo và \(8\) kg nho.

b) \(10\) hộp táo và \(15\) hộp nho, biết mỗi hộp táo có \(12\) kg và mỗi hộp nho có \(10\) kg.

Mỗi biểu thức tìm được ở hai câu trên có là đa thức không ?

Phương pháp giải

Đọc kĩ đề bài để lập biểu thức thích hợp

Áp dụng công thức:

Số tiền mua \(a\) kg táo = số tiền mua \(1\) kg táo \(\times a\)

Số tiền mua \(n\) kg nho = số tiền mua \(1\) kg nho \(\times b\)

Hướng dẫn giải

Câu a:

Số tiền mua 1kg táo là x đồng. Vậy mua 5kg táo hết \(5.x\) (đồng).

Số tiền mua 1kg nho là y đồng. Vậy mua 8kg nho hết \(8.y\) (đồng).

Gọi \(A\) là số tiền mua \(5\) kg táo và \(8\) kg nho 

Ta có: \(A = 5x + 8y\) (đồng) 

Câu b:

Mỗi hộp táo có \(12\) kg nên \(10\) hộp có \(10.12 = 120\) kg.

Mỗi hộp nho có \(10\) kg nên \(15\) hộp có \(10.15 = 150\) kg.

Số tiền mua 1kg táo là x đồng. Vậy mua 120kg táo hết \(120.x\) (đồng).

Số tiền mua 1kg nho là y đồng. Vậy mua 150kg nho hết \(150.y\) (đồng).

Nên biểu thức biểu thị số tiền mua \(10\) hộp táo và \(15\) hộp nho là \( B = 120x + 150y\) (đồng)

Các biểu thức \(A; B\) đều là đa thức (vì là tổng của những đơn thức) 

2. Giải bài 25 trang 38 SGK Toán 7

Tìm bậc của mỗi đa thức sau:

a) \(3{x^2} – \dfrac{1}{2}x + 1 + 2x – {x^2}\)

b) \(3{x^2} + 7{x^3}-3{x^3} + 6{x^3}-3{x^2}\)

Phương pháp giải

– Thu gọn đa thức đã cho sao cho đa thức không còn hai hạng tử nào đồng dạng.

– Bậc của đa thức là bậc của hạng tử có bậc cao nhất trong dạng thu gọn của đa thức đó.

Hướng dẫn giải

Câu a:

\(3{x^2} – \dfrac{1}{2}x + 1 + 2x – {x^2} \)

\( = \left( {3{x^2} – {x^2}} \right) + \left( { – \dfrac{1}{2}x + 2x} \right) + 1 \)

\(=(3-1)x^2+\left( { – \dfrac{1}{2}+ 2} \right)x+1\)

\( = 2{x^2} + \dfrac{3}{2}x + 1\)

Bậc của các hạng tử trong đa thức là:

Hạng tử \(2{x^2}\) có bậc \(2\)

Hạng tử \(\dfrac{3}{2}x\) có bậc \(1\)

Hạng tử \(1\) có bậc \(0\)

Vậy đa thức đã cho có bậc \(2\).

Câu b:

\(\eqalign{
& 3{x^2} + 7{x^3} – 3{x^3} + 6{x^3} – 3{x^2} \cr 
& = \left( {3{x^2} – 3{x^2}} \right) + \left( {7{x^3} + 6{x^3} – 3{x^3}} \right) \cr 
& = 10{x^3} \cr} \)

Vậy đa thức đã cho có bậc \(3\).

3. Giải bài 26 trang 38 SGK Toán 7

Thu gọn đa thức sau:

\(Q = {x^2} + {y^2} + {z^2} + {x^2} – {y^2} + {z^2} \)\(\,+ {x^2} + {y^2} – {z^2}\).

Phương pháp giải

Thu gọn đa thức bằng cách thu gọn các đơn thức đồng dạng lại với nhau.

Hướng dẫn giải

\(Q = x^2 + y^2 + z^2 + x^2 – y^2 + z^2 + x^2 + y^2 – z^2\)

\(Q = (x^2 + x^2 + x^2) + (y^2 – y^2 + y^2) + (z^2 – z^2 + z^2)\)

\(Q = 3x^2 + y^2 + z^2\)

4. Giải bài 27 trang 38 SGK Toán 7

Thu gọn rồi tính giá trị của đa thức P tại \(x = 0,5\) và \(y = 1\);

\(P = \dfrac{1}{3}{x^2}y + x{y^2} – xy + \dfrac{1}{2}x{y^2} – 5xy\)\(\, – \dfrac{1}{3}{x^2}y\)

Phương pháp giải

Thu gọn đa thức bằng cách thực hiện phép cộng để thu gọn các hạng tử đồng dạng.

Hướng dẫn giải

Ta có: 

Thay \(x = 0,5\) và \(y = 1\) vào đa thức \(P = \dfrac{3}{2}x{y^2} – 6xy\) ta được:

\(P = \dfrac{3}{2}.0,{5.1^2} – 6.0,5.1 = \dfrac{3}{4} – 3 \)\(\,= \dfrac{3}{4} – \dfrac{{12}}{4} = \dfrac{{ – 9}}{4}\)

Vậy \(P\) có giá trị bằng  \(\dfrac{-9}{4}\) tại \(x = 0,5\) và \(y = 1\).

5. Giải bài 28 trang 38 SGK Toán 7

Ai đúng? Ai sai?

Bạn Đức đố : “Bậc của đa thức \(M = {x^6} – {y^5} + {x^4}{y^4} + 1\) bằng bao nhiêu ?”

Bạn Thọ nói: “Đa thức \(M\) có bậc là \(6\)”.

Bạn Hương nói: “Đa thức \(M\) có bậc là \(5\)”.

Bạn Sơn nhận xét: “Cả hai bạn đều sai”.

Theo em, ai đúng ? Ai sai ? Vì sao ?

Phương pháp giải

– Tìm bậc của từng hạng tử

– Tìm bậc của đa thức theo quy tắc: Bậc của đa thức là bậc của hạng tử có bậc cao nhất trong dạng thu gọn của đa thức đó.

Hướng dẫn giải

Trong đa thức \(M\), hạng tử \({x^6}\) có bậc \(6\), hạng tử \( – {y^5}\) có bậc \(5\), hạng tử \({x^4}{y^4}\) có bậc \(8\) (vì \( 4 + 4=8\)), hạng tử \(1\) có bậc \(0\). Như vậy: Bậc 8 là bậc cao nhất hay đa thức M là đa thức có bậc 8. 

Do đó: 

– Bạn Thọ và Hương nói sai.

– Nhận xét của bạn Sơn là đúng.

– Câu trả lời đúng: Đa thức \(M\) có bậc là \(8\).




Bài liên quan:

  1. Giải bài tập SGK Toán 7 Ôn tập Chương 4: Biểu thức đại số
  2. Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 9: Nghiệm của đa thức một biến
  3. Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 8: Cộng, trừ đa thức một biến
  4. Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 7: Đa thức một biến
  5. Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 6: Cộng, trừ đa thức
  6. Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 4: Đơn thức đồng dạng
  7. Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 3: Đơn thức
  8. Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 2: Giá trị của một biểu thức đại số
  9. Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 1: Khái niệm về biểu thức đại số

Chuyên mục: Giải SGK Toán 7Thẻ: Giải SGK Toán 7

Bài viết trước « Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 4: Đơn thức đồng dạng
Bài viết sau Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 6: Cộng, trừ đa thức »

Sidebar chính




MỤC LỤC

  • Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 1: Tập hợp Q các số hữu tỉ
  • Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 2: Cộng, trừ số hữu tỉ
  • Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 3: Nhân, chia số hữu tỉ
  • Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 4: Giá trị tuyết đối của một số hữu tỉ. Cộng, trừ, nhhân, chia số thập phân
  • Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 5: Lũy thừa của một số hữu tỉ
  • Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 6: Lũy thừa của một số hữu tỉ (tiếp theo)
  • Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 7: Tỉ lệ thức
  • Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 8: Tính chất của dãy tỉ số bằng nhau
  • Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 9: Số thập phân hữu hạn. Số thập phân vô hạn tuần hoàn
  • Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 10: Làm tròn số
  • Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 11: Số vô tỉ. Khái niệm về căn bậc hai
  • Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 12: Số thực
  • Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 1: Đại lượng tỉ lệ thuận
  • Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 2: Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận
  • Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 3: Đại lượng tỉ lệ nghịch
  • Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 4: Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ nghịch
  • Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 5: Hàm số
  • Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 6: Mặt phẳng tọa độ
  • Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 7: Đồ thị hàm số y = ax (a # 0)
  • Giải bài tập SGK Toán 7 Ôn tập chương 2: Hàm số và đồ thị
  • Giới thiệu
  • Bản quyền
  • Sitemap
  • Liên hệ
  • Bảo mật

Môn Toán 2021 - Học toán và Trắc nghiệm Toán online.