• Toán 12
  • Toán 11
  • Toán 10
  • Đề thi Toán
  • Toán 9
  • Toán 8
  • Toán 7
  • Toán 6
  • Menu
  • Bỏ qua primary navigation
  • Skip to secondary navigation
  • Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar

Học Môn Toán

Học toán trực tuyến, trắc nghiệm môn toán tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông

Header Right

  • Toán 12
  • Toán 11
  • Toán 10
  • Đề thi Toán
  • Toán 9
  • Toán 8
  • Toán 7
  • Toán 6
Bạn đang ở:Trang chủ / Giải SGK Toán 7 / Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 4: Hai đường thẳng song song

Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 4: Hai đường thẳng song song

17/02/2021 //  by admin




1. Giải bài 24 trang 91 SGK Toán 7 tập 1

Điền vào chỗ trống (…) trong các phát biểu sau

a) Hai đường thẳng \(a, b\) song song với nhau được kí hiệu là …

b) Đường thẳng \(c\) cắt hai đường thẳng \(a, b\) và trong các góc tạo thành có một cặp góc so le trong bằng nhau thì …

Phương pháp giải

Sử dụng lí thuyết hai đường thẳng song song

Hướng dẫn giải

Câu a: Hai đường thẳng \(a, b\) song song với nhau được kí hiệu là \(a // b\).

Câu b: Đường thẳng \(c\) cắt hai đường thẳng \(a, b\) và trong các góc tạo thành có một cặp góc so le trong bằng nhau thì \(a\) song song với \(b\).

2. Giải bài 25 trang 91 SGK Toán 7 tập 1

Cho hai điểm \(A\) và \(B\). Hãy vẽ một đường thẳng \(a\) đi qua \(A\) và đường thẳng \(b\) đi qua \(B\) sao cho \(b\) song song với \(a.\)

Hướng dẫn giải

Qua A, dùng êke vẽ đường thẳng a bất kì. Thế thì bài toán đưa về trường hợp vẽ đường thẳng b đi qua B và song song với a. Ta có thể dùng một trong ba góc của êke để vẽ hai góc so le trong bằng nhau hoặc hai góc đồng vị bằng nhau.

3. Giải bài 26 trang 91 SGK Toán 7 tập 1

Vẽ cặp góc so le trong \(xAB, yBA\) đều có số đo bằng \(120^o\). Hỏi hai đường thẳng \(Ax, By\) có song song với nhau không? Vì sao?

Phương pháp giải

Dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song

Nếu đường thẳng \(c\) cắt hai đường thẳng \(a, b\) và trong các góc tạo thành có một cặp góc so le trong bằng nhau (hoặc cặp góc đồng vị bằng nhau) thì \(a\) và \(b\) song song với nhau.

Hướng dẫn giải

Ta có AB cắt hai đường thẳng Ax và By

Có một cặp góc so le trong bằng nhau: \(\widehat {xAB} = \widehat {yBA}\) = 120º

Vậy Ax // By (theo dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song).

4. Giải bài 27 trang 91 SGK Toán 7 tập 1

Cho tam giác \(ABC\). Hãy vẽ một đoạn thẳng \(AD\) sao cho \(AD=BC\) và đường thẳng \(AD\) song song với đường thẳng \(BC.\)

Phương pháp giải

Sử dụng lí thuyết hai đường thẳng song song.

Hướng dẫn giải

Cách vẽ

– Đo góc \(\widehat{C}\)

– Vẽ góc  \(\widehat{CAx}=\widehat{C}\)

– Vẽ tia đối của tia \(Ax\) được tia \(Ax’\)

Khi đó ta có đường thẳng \(xx’\) song song với \(BC\) do có cặp góc so le trong bằng nhau (\(\widehat{CAx}=\widehat{C}\))

– Đo độ dài của đoạn thẳng \(BC\)

– Trên đường thẳng \(xx’ \) lấy điểm \(D\) sao cho \(AD =BC\). Ta dựng được hai điểm là \(D\) và \(D’\) thỏa mãn yêu cầu bài toán.

5. Giải bài 28 trang 91 SGK Toán 7 tập 1

Vẽ hai đường thẳng \(xx’, yy’\) sao cho \(xx’ // yy’.\)

Phương pháp giải

Sử dụng lí thuyết hai đường thẳng song song.

Hướng dẫn giải

– Lấy hai điểm \(M,N\) phân biệt tùy ý.

– Vẽ đường thẳng \(MN\).

– Vẽ đường thẳng \(xx’\) đi qua \(M\) sao cho một trong bốn góc đỉnh \(A\) có một góc bằng một góc \(60^o\) của êke.

– Vẽ đường thẳng \(yy’\) đi qua \(N\) sao cho \(yy’\) và \(xx’\) có hai góc đồng vị (hoặc so le trong bằng nhau).

Ta được \(xx’//yy’\).

6. Giải bài 29 trang 92 SGK Toán 7 tập 1

Cho góc nhọn \(xOy\) và một điểm \(O’\). Hãy vẽ một góc nhọn \(x’Oy’\) có \(O’x’ // Ox\) và \(O’y’ // Oy.\) Hãy đo xem hai góc \(xOy\) và \(x’O’y’\) có bằng nhau hay không?

Phương pháp giải

Sử dụng lí thuyết hai đường thẳng song song.

Hướng dẫn giải

– Vẽ góc nhọn \(xOy\)

– Lấy \(O’\) là điểm bất kì khác \(O\)

– Từ \(O’\) vẽ \(O’x’ //Ox.\)

– Từ \(O’\) vẽ \(O’y’ //Oy\) sao cho góc \(\widehat{x’O’y’}\) là góc nhọn. 

Ta được hai trường hợp để \(\widehat{x’O’y’}\) là góc nhọn như hình vẽ. 

Đo hai góc \(\widehat{xOy}\) và \(\widehat{x’O’y’}\) ta được \(\widehat{xOy}=\widehat{x’O’y’}.\)

7. Giải bài 30 trang 92 SGK Toán 7 tập 1

Đố. Nhìn xem hai đường thẳng m, n ở hình 20a, hai đường thẳng p, q ở hình 20b, có song song với nhau không? kiểm tra lại bằng dụng cụ.

Phương pháp giải

Sử dụng lí thuyết hai đường thẳng song song

Hướng dẫn giải

Theo hình vẽ thì \(m // n, p // q.\)

Cách kiểm tra: Vẽ một đường thẳng tùy ý cắt \(p, q\). Đo hai góc đồng vị hoặc góc so le trong được tạo thành xem có bằng nhau không. Nếu hai góc bằng nhau thì hai đường thẳng \(p \) và \(q\) song song, nếu hai góc không bằng nhau thì hai đường thẳng \(p\) và \(q\) không song song




Bài liên quan:

  1. Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 7: Định lí
  2. Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 6: Từ vuông góc đến song song
  3. Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 5: Tiên đề Ơ-clit về đường thẳng song song
  4. Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 3: các góc tạo bởi một đường thẳng cắt hai đường thẳng
  5. Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 2: Hai đường thẳng vuông góc
  6. Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 1: Hai góc đối đỉnh

Chuyên mục: Giải SGK Toán 7Thẻ: Hai Đường Thẳng Vuông Góc

Bài viết trước « Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 3: các góc tạo bởi một đường thẳng cắt hai đường thẳng
Bài viết sau Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 5: Tiên đề Ơ-clit về đường thẳng song song »

Sidebar chính




MỤC LỤC

  • Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 1: Tập hợp Q các số hữu tỉ
  • Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 2: Cộng, trừ số hữu tỉ
  • Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 3: Nhân, chia số hữu tỉ
  • Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 4: Giá trị tuyết đối của một số hữu tỉ. Cộng, trừ, nhhân, chia số thập phân
  • Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 5: Lũy thừa của một số hữu tỉ
  • Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 6: Lũy thừa của một số hữu tỉ (tiếp theo)
  • Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 7: Tỉ lệ thức
  • Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 8: Tính chất của dãy tỉ số bằng nhau
  • Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 9: Số thập phân hữu hạn. Số thập phân vô hạn tuần hoàn
  • Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 10: Làm tròn số
  • Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 11: Số vô tỉ. Khái niệm về căn bậc hai
  • Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 12: Số thực
  • Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 1: Đại lượng tỉ lệ thuận
  • Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 2: Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận
  • Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 3: Đại lượng tỉ lệ nghịch
  • Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 4: Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ nghịch
  • Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 5: Hàm số
  • Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 6: Mặt phẳng tọa độ
  • Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 7: Đồ thị hàm số y = ax (a # 0)
  • Giải bài tập SGK Toán 7 Ôn tập chương 2: Hàm số và đồ thị
  • Giới thiệu
  • Bản quyền
  • Sitemap
  • Liên hệ
  • Bảo mật

Môn Toán 2021 - Học toán và Trắc nghiệm Toán online.