• Toán 12
  • Toán 11
  • Toán 10
  • Đề thi toán
  • Toán 9
  • Toán 7
  • Toán 6
  • Menu
  • Bỏ qua primary navigation
  • Skip to secondary navigation
  • Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar

Học Môn Toán

Học toán trực tuyến, trắc nghiệm môn toán tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông

Header Right

  • Toán 12
  • Toán 11
  • Toán 10
  • Đề thi toán
  • Toán 9
  • Toán 7
  • Toán 6
Bạn đang ở:Trang chủ / Giải SGK Toán 6 / Giải bài tập SGK Bài 9: Vẽ đoạn thẳng cho biết độ dài

Giải bài tập SGK Bài 9: Vẽ đoạn thẳng cho biết độ dài

17/02/2021 //  by admin

1. Giải bài 53 trang 124 SGK Toán 6 tập 1

Trên tia \(Ox\), vẽ hai  đoạn thẳng \(OM\) và \(ON\) sao cho \(OM = 3cm, ON = 6cm\). Tính \(MN\), so sánh \(OM\) và \(MN\)

Phương pháp giải

  • Trên tia \(Ox\) có hai điểm \(M\) và \(N,\) \(OM=a, ON=b.\) Nếu \(0
  • Nếu điểm \(M\) nằm giữa hai điểm \(A\) và \(B\) thì \(AM + MB = AB\)
  • Để so sánh hai đoạn thẳng ta so sánh độ dài của chúng.

Hướng dẫn giải

Trên tia \(Ox\) có \(2\) điểm \(M,N\) mà \(OM < ON\, ( 3cm<6cm)\) nên điểm \(M\) nằm giữa hai điểm \(O\) và \(N\)

Do đó: \(OM+MN=ON\)

Suy ra \(MN=ON-OM= 6-3=3(cm)\)

Ta thấy \(OM=3cm\) và \(MN=3cm\) 

Nên \(OM=MN\,(=3cm)\)

2. Giải bài 54 trang 124 SGK Toán 6 tập 1

Trên tia \(Ox\), vẽ ba đoạn thẳng \(OA,OB,O C\) sao cho \(OA=2cm , OB=  5cm, OC=8 cm\). So sánh \(BC\) và \(BA\)

Phương pháp giải

Nhận xét: Trên tia \(Ox, OM = a, ON = b,\) nếu \(0 < a < b\) thì điểm \(M\) nằm giữa hai điểm \(O\) và \(N.\)

Hướng dẫn giải

Ta có \(A,B,C\) thuộc tia \(Ox\) và \(OA=2cm , OB=  5cm, OC=8 cm\).

Vì \(OA \)>

Vì \(OB \)>

Ta có: \(BA=3cm\) và \(BC=3cm\) 

Suy ra \(BC=BA\,(=3cm).\)

3. Giải bài 55 trang 124 SGK Toán 6 tập 1

Gọi \(A,B\) là hai điểm trên tia \(Ox\). Biết \(OA= 8cm, AB= 2cm\). Tình \(OB\). Bài toán có mấy đáp số. 

Phương pháp giải

Nhận xét: Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB. 

Hướng dẫn giải

Có hai trường hợp

Trường hợp 1: A nằm giữa O và B

Ta có: OB = OA + AB = 8 + 2 = 10cm

Trường hợp 2: B nằm giữa O và A

Ta có: OB + AB = OA suy ra OB = OA – AB = 8 – 2 = 6cm

Vậy bài toán có hai đáp số là 10cm và 6cm.

4. Giải bài 56 trang 124 SGK Toán 6 tập 1

Cho đoạn thẳng \(AB\) dài \(4 cm\). Trên tia  \(AB\) lấy điểm \(C\) sao cho \(AC=1cm\).

a) Tính \(CB\) 

b) Lấy điểm \(D\) thuộc tia đối của tia \(BC\) sao cho \(BD=2cm\). Tính \(CD\).

Phương pháp giải

  • Trên tia \(Ox\) có \(OM=a;ON=b\). Nếu \(0
  • Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì \(AM + MB = AB.\)

Hướng dẫn giải

Câu a

Trên tia \(AB\) có hai điểm \(C,B\) mà \(AC< AB\, (1cm<4cm)\) nên \(C \) nằm giữa hai điểm \(A\) và \(B\).

Do đó: \(AC+ CB= AB\) suy ra \(CB=AB-AC= 4-1= 3(cm)\)

Câu b

Điểm \(D\) thuộc tia đối của tia \(BC\) nên điểm \(B\) nằm giữa \(C\) và \(D\).

Do đó: \(CD = CB+BD=3+2=5(cm).\) 

5. Giải bài 57 trang 124 SGK Toán 6 tập 1

Đoạn thẳng \(AC\) dài \(5cm\). Điểm \(B\) nằm giữa \(A\) và \(C\) sao cho \(BC= 3cm\).

a) Tính \(AB\)

b) Trên tia đối của tia \(BA\) lấy điểm \(D\) sao cho \(BD= 5cm\). So sánh \(AB\) và \(CD\).

Phương pháp giải

  • Trên tia \(Ox\) có \(OM=a;ON=b\). Nếu \(0
  • Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì \(AM + MB = AB.\)  

Hướng dẫn giải

Câu a: Vì điểm \(B\) nằm giữa \(A\) và \(C\) nên \(AB+BC = AC\)

Suy ra \(AB=AC – BC = 5 – 3 = 2 (cm)\).

Câu b: Trên tia \(BC\) có hai điểm \(C, D\) mà \(BC=3cm, BD=5cm\) suy ra \(BC< BD\,(3cm<5cm)\)

Do đó \(C\) nằm giữa \(B\) và \(D\).

Suy ra \(BC+CD= BD\)

\( \Rightarrow CD=BD – BC= 5 -3 = 2(cm).\)

Ta có: \(AB=2cm\) và \(CD=2cm\)

Nên \(AB=CD\,(= 2cm)\).

6. Giải bài 58 trang 124 SGK Toán 6 tập 1

Vẽ đoạn thẳng \(AB\) dài \(3.5 cm\). Nói cách vẽ.

Phương pháp giải

Sử dụng thước thẳng hoặc compa.

Hướng dẫn giải

Lấy điểm A bất kì trên mặt phẳng giấy.

Đặt thước sao cho vạch số 0 trùng với điểm A. Tại vạch 3,5cm đánh dấu điểm B.

Nối đoạn thẳng AB ta được đoạn AB = 3,5cm cần vẽ.

7. Giải bài 59 trang 124 SGK Toán 6 tập 1

Trên tia \(Ox\), cho ba điểm \(M,N,P\) biết \(OM=2cm, ON=3cm,OP=3,5 cm.\) Hỏi trong ba điểm \(M,N,P\) thì điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? vì sao? 

Phương pháp giải

Trên tia \(Ox, OM = a, ON = b,\) nếu \(0 < a < b\) thì điểm \(M\) nằm giữa hai điểm \(O\) và \(N.\) 

Hướng dẫn giải

Vì cả 3 điểm \(M, N, P\) đều nằm trên tia Ox mà \(OM  < ON  < OP \) (do \(2cm<3cm<3,5cm)\) nên điểm N nằm giữa hai điểm M và P

Bài liên quan:

  1. Giải bài tập SGK Ôn tập phần Hình học
  2. Giải bài tập SGK Bài 9: Tam giác
  3. Giải bài tập SGK Bài 8: Đường tròn
  4. Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 6: Tia phân giác của góc
  5. Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 5: Vẽ góc cho biết số đo
  6. Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 4: Khi nào góc xOy + góc yOz= góc xOz?
  7. Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 2: Số đo góc
  8. Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 2: Góc
  9. Giải bài tập SGK Toán 7 Bài 1: Nửa mặt phẳng
  10. Giải bài tập SGK Bài 10: Trung điểm của đoạn thẳng

Chuyên mục: Giải SGK Toán 6Thẻ: Toán 6

Bài viết trước « Giải bài tập SGK Bài 7: Độ dài đoạn thẳng
Bài viết sau Giải bài tập SGK Bài 10: Trung điểm của đoạn thẳng »

Sidebar chính

MỤC LỤC

  • Giải bài tập SGK Bài 1: Tập hợp và phần tử của tập hợp
  • Giải bài tập SGK Bài 2: Tập hợp các số tự nhiên
  • Giải bài tập SGK Bài 3: Ghi số tự nhiên
  • Giải bài tập SGK Bài 4: Số phần tử của một tập hợp và tập hợp con
  • Giải bài tập SGK Bài 5: Phép cộng và phép nhân
  • Giải bài tập SGK Bài 6: Phép trừ và phép chia
  • Giải bài tập SGK Bài 7: Lũy thừa với số mũ tự nhiên và nhân hai lũy thừa cùng cơ số
  • Giải bài tập SGK Bài 8: Chia hai lũy thừa cùng cơ số
  • Giải bài tập SGK Bài 9: Thứ tự thực hiện các phép tính
  • Giải bài tập SGK Bài 10: Tính chất chia hết của một tổng
  • Giải bài tập SGK Bài 11: Dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5
  • Giải bài tập SGK Bài 12: Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9
  • Giải bài tập SGK Bài 13: Ước và bội
  • Giải bài tập SGK Bài 14: Số nguyên tố, hợp số và bảng số nguyên tố
  • Giải bài tập SGK Bài 15: Phân tích một số ra thừa số nguyên tố
  • Giải bài tập SGK Bài 16: Ước chung và bội chung
  • Giải bài tập SGK Bài 17: Ước chung lớn nhất
  • Giải bài tập SGK Bài 18: Bội chung nhỏ nhất
  • Giải bài tập SGK Bài 1: Làm quen với số nguyên âm
  • Giải bài tập SGK Bài 2: Tập hợp các số nguyên
  • Giải bài tập SGK Bài 3: Thứ tự trong tập hợp các số nguyên
  • Giải bài tập SGK Bài 4: Cộng hai số nguyên cùng dấu
  • Giới thiệu
  • Bản quyền
  • Sitemap
  • Liên hệ
  • Bảo mật

Môn Toán 2021 - Học toán và Trắc nghiệm Toán online.