Câu hỏi:
Cho hàm số \(y=f\left( x \right)\) có đạo hàm liên tục trên \(\mathbb{R}\) và có đồ thị hàm số \(y=f’\left( x \right)\) như hình vẽ bên dưới. Xét hàm số \(g\left( x \right)=f\left( {{x}^{2}}-3 \right)\) và các mệnh đề sau:
I. Hàm số \(g\left( x \right)\) có 3 điểm cực trị.
II. Hàm số \(g\left( x \right)\) đạt cực tiểu tại \(x=0.\)
III. Hàm số \(g\left( x \right)\) đạt cực đại tại \(x=2.\)
IV. Hàm số \(g\left( x \right)\) đồng biến trên khoảng \(\left( -2;0 \right)\).
V. Hàm số \(g\left( x \right)\) nghịch biến trên khoảng \(\left( -1;1 \right).\)
Có bao nhiêu mệnh đề đúng trong các mệnh đề trên?
-
A.
3 -
B.
2 -
C.
4 -
D.
1
Lời giải tham khảo:
Hãy chọn trả lời đúng trước khi xem đáp án và lời giải bên dưới.
Đề thi thử TN THPT năm 2021 môn Toán lớp 12
Đáp án đúng: D
Dựa vào đồ thị hàm số \(y=f’\left( x \right)\) ta có:
Hàm số \(y=f\left( x \right)\) đồng biến trên \(\left( 0;+\infty \right)\) và nghịch biến trên \(\left( -\infty ;0 \right).\)
Hàm số \(y=f\left( x \right)\) đạt cực đại tại \(x=1\) và đạt cực tiểu tại \(x=0.\)
Xét hàm số: \(g\left( x \right)=f\left( {{x}^{2}}-3 \right)\) ta có: \(g’\left( x \right)=\left( {{x}^{2}}-3 \right)’f’\left( {{x}^{2}}-3 \right)=2xf’\left( {{x}^{2}}-3 \right)\)
\(\Rightarrow g’\left( x \right)=0\Leftrightarrow 2xf’\left( {{x}^{2}}-3 \right)=0\)
\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
x = 0\\
f’\left( {{x^2} – 3} \right) = 0
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
x = 0\\
{x^2} – 3 = – 2\\
{x^2} – 3 = 1
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
x = 0\\
{x^2} = 1\\
{x^2} = 4
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
x = 0\\
x = \pm 1\\
x = \pm 2
\end{array} \right.\)
Với \(x=3\) ta có: \(g’\left( x \right)=6f’\left( 6 \right)>0\)
Ta có BBT:
Dựa vào BBT ta thấy:
Hàm số \(y=g\left( x \right)\) có 5 điểm cực trị \(\Rightarrow \) I sai.
Hàm số \(g\left( x \right)\) đạt cực tiểu tại \(x=0\Rightarrow \) II đúng.
Hàm số \(g\left( x \right)\) đạt cực tiểu tại \(x=2\Rightarrow \) III sai.
Hàm số \(g\left( x \right)\) nghịch biến trên \(\left( -2;-1 \right)\) nghịch biến trên \(\left( -1;0 \right)\) và đồng biến trên \(\left( 0;1 \right)\) \(\Rightarrow \)IV sai.
Hàm số \(g\left( x \right)\) nghịch biến trên \(\left( -1;0 \right)\) và đồng biến trên \(\left( 0;1 \right)\Rightarrow \) V sai.
Vậy chỉ có 1 mệnh đề đúng trong các mệnh đề trên.